Trường Mẫu giáo Phước Hậu

tuyên truyền phòng chống dịch bệnh tháng 3/2019

BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
   Nguyên nhân và đường lây:
Bệnh sởi là bệnh gây ra do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua các hạt nước bọt của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm bẩn với dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân như khăn mặt, đồ dùng cá nhân.
      Biểu hiện
- Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra:
1. Sốt
2. Ho khan
3. Chảy nước mũi
4. Mắt đỏ
5. Không chịu được ánh sáng
6. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
7. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
Cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng. Khoảng 2, 3 ngày sau, đốm Koplik nổi lên, đốm này là dấu hiệu đặc biệt của bệnh sởi. Sau đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao. Cùng lúc đó, những mảng đỏ nổi lên, thường là ở trên mặt, theo đường tóc và sau tai. Những vết đỏ hơi ngứa này có thể dấn lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Khoảng một tuần sau, những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.
Phòng bệnh bằng các biện pháp sau:
      Cách đề phòng tốt nhất là cho trẻ đi tiêm vắc xin sởi. Khi trẻ được 9 tháng cần được tiêm phòng mũi thứ nhất. Liều thứ 2 sẽ tiêm lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Đối với thời điểm thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin để phục vụ công tác phòng chống dịch sởi thì mũi thứ 2 được tiêm cách mũi thứ nhất tối thiểu 01 tháng. Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi tại tỉnh ta dự kiến sẽ thực hiện tại các địa phương vào tháng 3 và tháng 4/2014 cho 2 nhóm đối tượng chính đó là: Thực hiện tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng tuổi tại tất cả các địa phương và thực hiện tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi tại các xã có ổ dịch cho trẻ từ 9 tháng đến 5 tuổi.
           Khi có bệnh sởi lan tràn, các bà mẹ nên cho trẻ cách xa nơi có bệnh. Những người thân, cha mẹ có việc cần phải đến nơi có bệnh sởi thì khi vừa về tới nhà phải thay giặt quần áo bằng nước sôi và tắm rửa sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với trẻ. Gia đình nào đông trẻ mà có một cháu bị lên sởi thì phải ở riêng, không cho nằm chung, chăn màn, giường chiếu phải giặt sạch.
          Đang mùa sởi, nếu trẻ nào có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay xem có phải bị lên sởi hay không. Nếu thấy trán âm ấm lại có mụn lờ mờ ở dưới da, da mắt, da trán, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này nên kiêng nước, tránh gió và ủ cho ấm. Đồng thời, Báo cáo ngay những trường hợp mắc bệnh trong vòng 24 giờ cho cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn điều trị đúng cách đề phòng các biến chứng nguy hiểm; Cách ly người bệnh ở phòng riêng. Không cho bệnh nhân tiếp xúc với thai phụ chưa có miễn dịchTrẻ em mắc bệnh không được đến trường học và người lớn không được đến các nơi làm việc trong vòng bảy ngày sau khi mắc; Người chưa mắc sởi thì cần hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh; Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường bằng nước muối; Thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng./.