Trường Mẫu giáo Phước Hậu

biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì tháng 9/2019

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ
NĂM HỌC : 2019 - 2020
 
Thừa cân, béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức và bất thường của cơ thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Thừa cân béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành. So với trẻ em cân nặng bình thường, trẻ béo phì có nguy cơ cao huyết áp gấp 3 lần; nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần; nguy cơ xơ vữa mạch máu gấp 7 lần.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
-Tổng số học sinh: 317 học sinh. Trong đó:
                   + Số trẻ thừa cân, béo phì: 31/317 trẻ.
                   + Tỉ lệ: 9.78 %.
+ Số trẻ có chiều cao hơn bình thường: 1/317 trẻ.
                   + Tỉ lệ: 0.32 %.
II. NỘI DUNG:
          - Hạn chế bánh, kẹo ngọt, nước uống có ga. Cho trẻ ăn đúng giờ
          - Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
          - Có chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý. Không cho trẻ ăn nhiều quá
          - Cho trẻ uống sữa tươi không đường
III. BIỆN PHÁP:
1. Đối với Ban Giám hiệu:
          - Lên thực đơn hợp lý, đa dạng
          - Phối hợp với Trạm y tế khám sức khỏe để tìm nguyên nhân.
   - Trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng. Tăng cường ăn cá, hải sản và rau. Giảm đậm độ năng lượng của thức ăn bằng cách giảm thức ăn giàu chất béo, đường ngọt và tăng cường glucid phức hợp (ngũ cốc thô).
2. Đối với Giáo viên:
- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng và hạn chế ăn sau 20 giờ. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều và bữa tối.
- Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi. Nên cho trẻ ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa và không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn.
- Hoạt động thể lực cần được quan tâm, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ
- Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử dưới 2 giờ/ngày. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.
3. Đối với Cấp dưỡng:
   - Hạn chế các món rán, xào, nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp và kho.
   - Hạn chế mỡ, phủ tạng động vật và da động vật.
4. Đối với Phụ huynh:
- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.
- Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường.
- Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu năng lượng như xúc xích, humberger, gà tẩm bột chiên (KFC), mì tôm, kem, bánh kem, sôcôla và bánh ngọt.
- Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt và kem.
- Không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.
- Lưu ý trong dịp Tết trong nhà sẵn có bánh kẹo, nếu không hạn chế trẻ sẽ ăn nhiều dễ tăng cân, dịp sát tết có nhiều liên hoan tiệc tùng cũng dễ làm trẻ tăng cân.
- Dịp Tết là dịp có nhiều cỗ bàn, đồ xào rán, thường cha mẹ bận không kiểm soát trẻ cũng dễ tăng cân.
- Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Tận dụng mọi cơ hội để giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ đến trường, leo cầu thang và chơi với em nhỏ...
- Tập cho trẻ hoạt động thể lực hằng ngày 30-60 phút: Chạy, đá bóng, đạp xe và bơi. Cha mẹ nên tập cùng với trẻ để theo dõi và khuyến khích trẻ hoạt động.
- Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.
- Hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Dọn dẹp nhà cửa, góc đồ chơi của trẻ và gấp quần áo.
IV. HÌNH THỨC:
  •  Các kế hoạch và biện pháp phòng chống béo phì được lồng ghép vào các bộ môn giảng dạy trẻ trong chương trình cũng như các hoạt động, chuyên đề có liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • Luôn nâng cao yêu cầu sáng tạo về nội dung, hình thức ở các bản tin lớp .
  • Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các lần tiếp xúc, giáo viên trao đổi lồng ghép vào công tác giáo dục, tuyên truyền sức khỏe dinh dưỡng để phụ huynh hiểu biết thêm.
V. PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN GIÁO DỤC DINH DƯỠNG:
- Dùng nhiều phương tiện như: bản tin trường, trao đổi tuyên truyền trực tiếp, phát thanh học đường đến phụ huynh học sinh với những nội dung  trọng tâm giáo dục sức khỏe cho các cháu.
          - Luôn có sự đầu tư vào các hình thức tuyên truyền bằng nhiều thể loại hình hấp dẫn, hài hòa, tạo sự chú ý thu hút người xem.
          - Thông tin kịp thời đến phụ huynh bằng những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm tuyên truyền cho phụ huynh có thêm những kiến thức mới.
          - Khuyến khích giáo viên tham khảo tài liệu, sách báo, tủ sách chuyên môn về phương pháp chăn sóc để nâng cao vốn hiểu biết, nắm vững kiến thức tuyên truyền nhằm giúp nhà trường xây dựng chương trình và thực hiện phương án phòng chống béo phì được tốt và hiệu quả hơn.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
NĂM HỌC : 2019 – 2020
 
Suy dinh dưỡng do thiếu protein nǎng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em nước ta.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường hay mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả nǎng học tập, nǎng suất lao động kém khi trưởng thành.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
-Tổng số học sinh: 317 học sinh. Trong đó:
                   + Số trẻ suy dinh dưỡng cân nặng: 9/317 trẻ.
                   + Tỉ lệ: 2.84 %.
                   + Số trẻ suy dinh dưỡng chiều cao: 3/317 trẻ.
                   + Tỉ lệ: 0.95 %.
II. NỘI DUNG:
          - Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm
          - Tăng dầu mỡ
          - Tăng bữa ăn
          - Nấu đặc
          - Tăng cường chất dinh dưỡng
          - Chế độ luyện tập thể dục thể thao
III. BIỆN PHÁP PHỐI HỢP:
1. Đối với Ban Giám hiệu:
  • Thường xuyên giới thiệu thực đơn trong tuần với nhiều loại động. thực vật, rau củ quả có hàm lượng dinh dưỡng cao để thực hiện khẩu phần ăn cho trẻ.
  • Tuyên truyền đến phụ huynh nắm bắt nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng trẻ để có sự hỗ trợ đồng bộ giữa gia đình và nhà trường góp phần thực hiện tốt phương án.
-   Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu... vì thiếu kẽm l một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
  • Phối hợp với Trạm y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ để tìm nguyên nhân suy dinh dưỡng.
2. Đối với Giáo viên:
  • Theo dõi trẻ suy dinh dưỡng trên biểu đồ, động viên khuyến khích trẻ ăn nhiều. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.
  • Tổ chức trẻ tham quan dạo chơi,vận động, để trẻ ăn nhiều ngủ sâu dần tăng cân giảm suy dinh dưỡng.
3. Đối với Cấp dưỡng:
- Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
- Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
- Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
4. Đối với phụ huynh:
- Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối..., vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn.
- Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính.
- Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là "thuốc bổ" nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.
  • Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
IV. HÌNH THỨC:
-  Các kế hoạch và biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng được lồng ghép vào các bộ môn giảng dạy trẻ trong chương trình cũng như các hoạt động, chuyên đề có liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
  • Luôn nâng cao yêu cầu sáng tạo về nội dung, hinh thức ở các bản tin lớp .
  • Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các lần tiếp xúc, giáo viên trao đổi lồng ghép vào công tác giáo dục, tuyên truyền sức khỏe dinh dưỡng để phụ huynh hiểu biết thêm.
V. PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN GIÁO DỤC DINH DƯỠNG:
- Dùng nhiều phương tiện như: bản tin trường, trao đổi tuyên truyền trực tiếp, phát thanh học đường đến phụ huynh học sinh với những nội dung  trọng tâm giáo dục sức khỏe cho các cháu.
- Luôn có sự đầu tư vào các hình thức tuyên truyền bằng nhiều thể loại hình hấp dẫn, hài hòa, tạo sự chú ý thu hút người xem.
- Thông tin kịp thời đến phụ huynh bằng những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm tuyên truyền cho phụ huynh có thêm những kiến thức mới.
- Khuyến khích giáo viên tham khảo tài liệu, sách báo, tủ sách chuyên môn về phương pháp chăm sóc để nâng cao vốn hiểu biết, nắm vững kiến thức tuyên truyền nhằm giúp nhà trường xây dựng chương trình và thực hiện biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng được tốt và hiệu quả hơn.