Trường Mẫu giáo Phước Hậu

tuyên truyền phòng chống bệnh tháng 4 và tháng 5/2019

TUYÊN TRUYỀN VỀ ĐẢM BẢO VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM
I. TÁC HẠI CỦA THỰC PHẨM NHIỄM BẨN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
- Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm như: Vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng; Hoá chất; Phóng xạ, vật lạ.
Biểu hiện của tác hại do thực phẩm nhiễm bẩn hay: hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác như  thế nào:
Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...
Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.
Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điểh\n hình và bệnh nhân cần đến  sự can thiệp của bác sĩ.
+ Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.
+ Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.
+ Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu...
Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).
+ Với người  mắc bệnh  bán cấp và cấp tính : 02 ngày – 01 tháng
+ Với người mắc bệnh mạn tính: không khỏi hẳn và thỉnh thoảng tái phát.
Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là: 
+ Với người bình thường bị mắc bệnh bán cấp và cấp tính: 01 – 04 tuần với người lớn và trẻ độ tuổi học đường: 01 tháng đến vài tháng với trẻ dưới 7tuổi  và người già.
+ Với người mắc bệnh mạn tính bị tái phát: 01 – 02 tuần trong trường hợp bệnh tái phát có thể chữa được; không xác định được trong trừơng hợp đã thành bệnh nặng.
Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được.
II. BIỆN PHÁP VỆ SINH CHỦ YẾU ĐỀ PHÒNG NHIỄM BẨN THỰC PHẨM
Vệ sinh cá nhân.
Vệ sinh môi trường.
Vệ sinh nguyên liệu và nguồn nước sạch.
Vệ sinh dụng cụ chế biến (dao, thớt, đũa, thìa đã tiêp xúc với thực phẩm sống không để tiếp xúc với thực phẩm chín cho ăn trực tiếp).
Vệ sinh dụng cụ ăn uống: bát, đĩam tìa, cốc...  phải được rửa sạch.
Kiểm soát cả quá trình chế biến (làm sạch, tránh nhiễm bẩn, tuân thủ chế độ xử lý  nhiệt về thời gian và nhiệt độ).
Khám sức khỏe định kỳ nhằm loại rừ các bệnh lân lan (ghẻ, lở, mụn) và các bệnh truyền nhiễm (lao, tả, thương hàn. lỵ...).
Giáo dục kiến thức về vệ sinh thực phẩm cho người xử lý thực phẩm, nhưng quan trọng hơn cả là ý thức của họ thực hành các hiểu biết vào suốt quá trình chọn nguyên liệu thực phẩm và chế biến bảo quản thực phẩm.
III. VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN
  Điều kiện sức khỏe. Không mắc bệnh có thể là nguồn nhiễm bẩn thực phẩm, gồm các bệnh ngoài da dễ lây lan, bệnh truyền nhiễm qua đường tiếp xúc, tiêu hóa, hô hấp.
  Vệ sinh cá nhân
Trang phục: Quần áo, mũ chùm đầu, khẩu trang, găng tay, ủng, tạp dề
Đồ trang sức đeo tay: nhẫn, vòng, đồng hồ
Móng tay phải được cắt ngắn, không sơn
Rửa tay ạch bằng xà phòng hoặc chất khử trùng trước khi vào khu chế biến
Không khạc nhổ, ăn uống, hút thuốc, ho, nói ta ... trong khu vực chế biến trực tiếp
Không mang, mặc đồ dùng cá nhân vào khu vực chế biến.
Ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ và hành vi tại vị trí làm việc và trong cơ sở.
IV. NHỮNG ĐIỀU CÂN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM (Cho người tiêu dùng)
1. Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc.
2. Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.
3. Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khá thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc; bánh, kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.
4. Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
5. Phòng ngộ độc bởi thực phẩm  có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc  (phủ tạng, và da cóc, cá nóc, ...).
6. Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.
7. Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa quá giờ nếu không  không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.
8. Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵ (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch; bàn tay, trang phục của người bán hàng trực tiếp bị bẩn...
9. Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.
10. Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách a nguồn nước sạch và không có  tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vĩa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).
*10 NGUYÊN TẮC VÀNG CỦA WHO VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (Cho người làm bếp)
Nguyên tắc 1.
Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
Nguyên tắc 2.
Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung  tâm thực phẩm phải đạt  tới trên 70° C.
Nguyên tắc 3.
Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
Nguyên tắc 4.
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên  60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
Nguyên tắc 5.
Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
 Nguyên tắc 6.
Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
 Nguyên tắc 7.
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương  nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
Nguyên tắc 8.
Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 9.
Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che  đậy giữ thua75c phẩm trong hộp kín, chạn, tủ  kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhấy. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
Nguyên tắc 10.
Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH VIRUS ZIKA       
1. BỆNH DO VI RÚT LÀ GÌ  ?
Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể gây thành dịch, Virus Zika thuộc họ Arbovirus nhóm Flaviviridae cùng nhóm với các vi rút sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản …
2. BỆNH LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO ? 
Ổ chứa vi rút Zika và thời kỳ lây truyền của bệnh hiện nay chưa rõ. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi mang vi rút Zika đốt truyền vi rút sang người lành. Muỗi truyền bệnh thuộc nhóm Aedes, chủ yếu là muỗi Aedes Aegypti. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 10 ngày.
3.TRIỆU CHỨNG  
Từ 60% đến 80% trường hợp nhiễm vi rút Zika không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Người bệnh có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ và đau đầu. 
4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH  
- Tuyên truyền cho người dân đặc biệt những người đi, đến, về từ các quốc gia có dịch.   Cán bộ y tế, nhân viên làm việc tại khu vực cửa khẩu, cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh do vi rút zika chủ động tự theo dõi sức khỏe và báo cáo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.
- Vận động người dân thường xuyên áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi. Thường xuyên ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác phòng chống muỗi đốt.
- Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết, đặc biệt phụ nữ mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch… Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân.
- người từ vùng dịch tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 12 ngày và khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
- Tăng cường sức khỏe bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.

CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH THỦY ĐẬU( TRÁI RẠ)
          Hiện nay bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng nhanh tại các khu dân cư đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học…
          Theo thống kê khoa Kiểm soát dịch bệnh của TTYT Giuộc ghi nhận từ ngày 7.3 đến ngày 30.3.2016 ghi nhận 22 ca bệnh thủy đậu ở trường tiểu học Phước Thuận – Phước Lâm.
          Bệnh thủy đậu hay còn là bệnh trái rạ, rất hay lan, dễ gây thành dịch và có thể gây ra những biến chứng nặng. Bệnh thủy đậu chỉ gặp ở người, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường học hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
          Bệnh thường diễn biến lành tính nhưng đôi khi có thể gây tử vong những biến chứng trầm trọng như nhiễm trùng huyết, viêm não – màng não. Phụ nữ có thai khi mắc thủy đậu có thể sinh con mắc dị tật bẩm sinh.
          Đường lây chủ yếu qua đường hô hấp: có trong nước bọt của bệnh nhân do ho, hắt hơi, tiếp xúc với nước bọt, qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người thủy đậu. Ngoài ra bệnh còn lây do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương bóng nước thủy đậu. Bệnh còn có thể lây lan qua qua dùng chung quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng. Người mẹ trong lúc mang thai bị thủy đậu cũng có thể lây truyền sang thai nhi.
          Các triệu chứng của bệnh: sốt nhẹ từ ngày 2-3 ngày, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, đến bụng, ngực rồi lan xuống tay, chân gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Mụn nước có phần lõm ở giữa, mụn nước lúc đầu chứa chất dịch trong, chỉ sau một ngày dịch trở nên đục như mủ. Sau 3-5 ngày, mụn nước đóng vảy, rồi rụng dần.
          Chăm sóc trẻ bị thuỷ đậu
          Vì là bệnh lây lan nên khi trẻ bị thủy đậu, việc đầu tiên là các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.
          Phòng bệnh hiệu quả bằng tiêm vắc xin
          Hiện tại, vắc xin phòng bệnh thủy đậu có tại trung tâm y tế, loại vắc xin này hầu như không có tác dụng phụ; khoảng 5% sốt nhẹ sau khi tiêm, có tác dụng miễn dịch lâu dài.
          * Lưu ý khi bệnh thủy đậu không được làm những việc sau:
          Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy bé sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng khó lành bệnh.
          Kiêng gió, trùm kín để xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Điều này sai vì trẻ ra càng ít là sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn.
          Tắm hay uống nước gốc rạ: Không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.
          Ngoài ra, để phòng bệnh, nên cho trẻ tiêm văcxin phòng thuỷ đậu, kể cả trẻ lớn và người lớn mà chưa miễn dịch với thuỷ đậu cũng có thể tiêm phòng.