Trường Mẫu giáo Phước Hậu

tuyên truyền phòng chống bệnh tháng 9 và tháng 10/2019

Bài Tuyên truyền
Bệnh Tay – Chân – Miệng
 
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây từ người này sang người, dễ gây thành dịch do virut đường ruột gây ra. Bệnh thường xảy ra quanh năm, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.
Bệnh lây lan nhanh giữa các trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo hay các nơi trẻ tập trung nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh tay – chân – miệng đang có nguy cơ bùng phát mạnh,. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc phòng bệnh cũng như phát hiện sớm và điều trị kịp thời khi trẻ bệnh là rất cần thiết.
Bệnh lây chủ yếu qua đường miệng. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh qua bàn tay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dùng chung đồ chơi, vật dụng, ở chung sàn nhà với người bệnh. Người tiếp xúc với trẻ bệnh, nếu không rửa tay sạch là trung gian truyền bệnh cho những trẻ khác.
Cần đưa đi khám ngay khi phát hiện trẻ :
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi, biếng ăn.
  • Đau miệng, bỏ ăn , bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân.
  • Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần  nhất khi có các dấu hiệu: sốt cao, nôn ói nhiều, ngủ gà, bứt rứt, giật mình chới với, cơn ngắn 1-2 giây. Đi đứng loạng choạng, run tay chân.
  • Khi chăm sóc trẻ bệnh cần chú ý:
  • Vệ sinh răng miệng và thân thể, không cạy vỡ bóng nước. Không bôi đắp lên các bóng nước vỡ các chất lạ.
  • Giảm đau , hạ sốt cho trẻ bằng thuốc Paracetamol.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lỏng mềm
Phòng bệnh tay – chân – miệng:
  • Trẻ bệnh phải được nghỉ học tránh làm vỡ các bóng nước của trẻ.Thu gom và xử lý phân bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp.Luộc sôi hoặc ngâm dung dịch Cloramin B quần áo tả lót của trẻ bệnh trước khi giặt sạch.
  • Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung muỗng, rửa tay cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng và nước sạch.Không để trẻ mút tay và đưa đồ chơi lên miệng.
  • Người chăm sóc trẻ rửa tay nhiều lần trong ngày nhất là trước chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc Cloramin B 2% ( 20g trong 1 lít nước).
Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện bóng nước ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT
1. Bệnh sốt xuất huyết:
          Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang mầm bệnh chích vào người và lan truyền từ người này sang người khác. Chỉ một lần chích, muỗi đã có thể truyền bệnh sốt xuất huyết cho người.
sotxuathuyet
          2. Biện pháp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả nhất:
          * Đối với gia đình: Cần thực hiện tốt những việc sau:
          - Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không thể vào đẻ trứng. Nếu không đậy kín được cần súc rửa lu, khạp, dụng cụ chứa nước ít nhất 1 lần/tuần. Chú ý cọ rửa kỹ thành, vách các dụng cụ này vì đó là nơi trứng muỗi bám vào.
          - Thả cá bảy màu vào hòn non bộ, lu, khạp, các hồ chứa không thể đậy kín để chúng ăn lăng quăng.
          -  Thu dọn các đồ vật đọng nước quanh nhà như: vỏ đồ hộp, chai lọ, vỏ xe hư cũ, mảnh lu khạp bị bể, gáo dừa… Lấp kín bằng cát các lư hương bàn thiên, những hốc cây có nước đọng v.v...
          - Phòng lăng quăng phát sinh trong những vật đọng nước trong nhà: thay nước bình hoa thường xuyên, ít nhất 5 ngày 1 lần; đổ dầu cặn hoặc bỏ muối vào các chén nước chống kiến ở chân tủ.
          * Đối với các nhà thầu xây dựng:
          - Thả hóa chất Abate diệt lăng quăng vào những hồ chứa nước, tầng hầm của những công trình xây dựng, các vũng nước đọng lớn. Dọn dẹp các vật dụng, thiết bị không để đọng nước.
          Đối với cộng đồng:
          -   Không vứt rác bừa bãi;
          -   Thực hiện dọn dẹp rác ở các bãi đất trống;
          -   Tăng cường khơi thông san lấp những vũng đọng nước mưa;
          -   Không để phế liệu, những vật đọng nước quanh nhà.
          3. Các biện pháp quan trọng khác cũng cần được thực hiện:
          * Diệt muỗi:
          -    Mỗi gia đình nên tăng cường diệt muỗi bằng các phương tiện khác nhau: vợt điện, bình xịt thuốc diệt muỗi, nhang muỗi…;
          -    Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo nhiều quần áo để tránh làm chỗ cho muỗi ẩn nấp;
          -    Khi y tế phun thuốc diệt muỗi ở những vùng có dịch để tiêu diệt muỗi có mang mầm bệnh, các hộ gia đinh cần mở cửa để thuốc phân tán đều trong không khí và có thể diệt cả muỗi ở ngoài và ở trong nhà.
          * Phòng muỗi đốt:
          -    Ngủ mùng kể cả ban ngày;
          -    Mặc quần dài, áo dài tay và có thể thoa thêm thuốc chống muỗi lên vùng da lộ ra ngoài.
 
          4. Phát hiện sớm bệnh SXH và xử trí đúng cách:
          * Người lớn và trẻ em nghi ngờ bị sốt xuất huyết khi:
           - Sốt cao: Đột ngột 39oC-40oC liên tục 2 hoặc 3 ngày liền, khó hạ sốt.
          -  Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, lợi…
          * Cần làm ngay:
          -  Đưa người bệnh đi khám khi nghi ngờ;
          -  Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ có thể cho chăm sóc tại nhà, tuy nhiên phải theo dõi chặt người bệnh và cần lưu ý:
          +   Hạ sốt: lau mát bằng nước ấm, cho uống paracetamol, không dùng aspirin.
          +   Ăn uống: uống nhiều nước (nước trái cây càng tốt) hoặc dung dịch Oresol. Ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, sữa…
           Đặc biệt chú ý theo dõi các dấu hiệu trên từ ngày thứ ba của bệnh.