Trường Mẫu giáo Phước Hậu

tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho trẻ tháng 9, tháng 10

                 PHÒNG GD&ĐT CÀN GIUỘC                                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU                                                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                       
                                                                                                                       Phước Hậu, ngày 03  tháng 12 năm 2018.
 
                                                          TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH CÒI XƯƠNG Ở TRẺ
        Để hiểu được bệnh còi xương ở trẻ ảnh hưởng đến cơ thể của một đứa trẻ như thế nào. Thì chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và quan trọng nhất là cách phòng bệnh cho trẻ. Để đứa trẻ phát triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ là do thiếu vitamin D, điều này làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, dẫn đến việc cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hoá xương.
- Còi xương làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, dẫn đến việc cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hoá xương.
- Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển mạnh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ đồng thời có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là viêm phổi.
* Triệu chứng:
- Biểu hiện sớm của bệnh còi xương này là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu. Nếu không điều trị sau vài ba tuần, cơ thể trẻ sẽ dần dần xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tuỳ theo lứa tuổi mà trẻ bị còi xương sẽ có các biến đổi ở xương khác nhau như:
- Ở trẻ nhỏ: Có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên. Nếu trẻ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ, biểu hiện dễ thấy nhất trong 3 tháng đầu sau sinh là có bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô). Trẻ cũng sẽ chậm mọc răng, men răng xấu.
- Ở trẻ lớn hơn: Bệnh còi xương thường gây ra biến đổi ở xương lồng ngực. Các cơ mềm, nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại di chứng ở hệ xương làm cho lồng ngực biến dạng, ngực dô phía trước như ngực gà, gù vẹo cột sống...
Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi. Ngoài ra trẻ còi xương còn bị xanh xao thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần. Đối với trẻ gái, xương chậu phát triển không đầy đủ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh đẻ sau này.
* Những yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng còi xương
Tình trạng thiếu vitamin D dẫn đến chứng còi xương ở trẻ thường do những nguyên nhân sau:
Thiếu ánh sáng mặt trời: Tuy xứ nhiệt đới không thiếu nắng nhưng nhiều người, do ảnh hưởng phong tục tập quán đã kiêng cữ giữ trẻ trong nhà, không cho ra nắng làm hạn chế sự tiếp xúc da trẻ với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra những yếu tố tự nhiên khác như vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, vùng miền, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...cũng ảnh hưởng đến điều kiện hấp thu ánh sáng mặt trời của trẻ.
Tình trạng thiếu vitamin D ở người mẹ trong thời gian mang bầu. Ngoài ra, vìêc cho trẻ ăn bổ sung (ăn dặm) sớm các loại bột, mắm, muối, mì chính cũng làm trẻ dễ bị còi xương vì trong bột có nhiều axit phytic làm giảm khả năng hấp thu vitamin D, canxi ở ruột.
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ: Trẻ đẻ thấp cân (dưới 2.500g) hay bị còi xương do cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hoá vitamin D còn yếu. Những trẻ suy dinh dưỡng cũng sẽ bị rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng kể cả vitamin D, canxi đồng thời thiếu hụt men trong chuyển hoá vitamin D dẫn đến còi xương.
Ngoài những yếu tố trên, những bệnh như tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật..
* Phòng và điều trị còi xương ở trẻ
- Còi xương là bệnh có thể phòng tránh được và ít tốn kém vì nước ta quanh năm đều có ánh nắng mặt trời.
- Trong thời gian mang thai, người mẹ nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D, đồng thời ăn uống đủ chất để phòng tránh đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Sau khi sinh, trẻ cần được bú mẹ ngay và cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ 6 tháng trở lên bắt đầu cho ăn bổ sung, chú ý thêm dầu mỡ, rau xanh, thực hiện "tô màu bát bột" để trẻ cảm thấy thích thú với việc ăn.
- Phòng ở của trẻ cần thoáng mát có nhiều ánh sáng. Từ tháng đầu sau sinh, cả mẹ và con đều cần được tắm nắng (chú ý không để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc quá nóng) chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trẻ lớn hơn có thể tắm nắng buổi sáng, thời gian tăng dần từ 15-20 phút.
- Đối với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ đẻ thấp cân (dưới 2.500g) cần có sự tư vấn của bác sỹ.
Trẻ còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi nên cần cho trẻ uống thêm canxi theo chỉ định của bác sỹ.
       Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh chúng ta cần phải biết cách phòng và điều trị đúng một cách sớm nhất và có hiệu quả nhất. Nhưng điều quan trọng nhất là các bà mẹ phải có kiến thức đầy đủ trong việc chăm sóc và cân bằng chế độ ăn cho trẻ hợp lý và phong phú “ tô mùa bát bột ”./.

                  PHÒNG GD&ĐT CÀN GIUỘC                                                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                  TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU                                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                       
                                                                                                                     Phước Hậu, ngày 02  tháng 11 năm 2018.
 
                                                                   TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC
                                                                       TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG
1. Lợi ích của tiêm vắcxin phòng bệnh ?
Thế giới đánh giá Việt Nam là nước thành công rất lớn trong việc thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Lợi ích của tiêm vắcxin phòng bệnh: trẻ không bị mắc bệnh đã được tiêm phòng nên tránh được tử vong hoặc di chứng tàn tật; gia đình không tốn tiền bạc, thời gian, công sức chăm sóc con bệnh; không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng gia tăng; kinh tế gia đình, cộng đồng, xã hội có điều kiện phát triển.
2. Hiện nay có mấy loại bệnh được tiêm phòng vắcxin miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh ta ? Có  5 hoặc 6 hoặc 7 hoặc 8 loại ?
HIện nay có 8 loại.
3. Hãy kể tên 4 loại vắcxin trong 8 loại trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở tỉnh ta?
Lao, Viêm gan B, Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mũ do Hib và Sởi.
4. Trẻ trong độ tuổi nào được tiêm chủng mở rộng?
Trẻ sơ sinh đến đủ 18 tháng.
5. Vì sao phải tiêm vắcxin BCG ngừa Lao cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh?
Vì tỉ lệ người nhiễm vi khuẩn Lao ở nước ta khá cao (khoảng gần 50% và tỉ lệ mắc bệnh Lao phát hiện được 140 người/100.000 dân) và khó biết ai đang mắc bệnh Lao (có thể là người thân hoặc cả cán bộ  y tế) nên cần tiêm phòng vắcxin ngừa Lao cho trẻ càng sớm càng tốt.
6. Vì sao phải tiêm vắcxin ngừa viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ?
Vì tỉ lệ người nhiễm virút viêm gan B ở nước ta khá cao (có khoảng 20% dân số và là bệnh rất hay lây) và trẻ mới sinh ra có rất nhiều nguy cơ bị lây nhiễm (qua đường máu) từ mẹ sang con, từ môi trường bệnh viện (chăm sóc rốn, thay băng), tiêm  thuốc, truyền dịch… nên tiêm phòng vắcxin viêm gan B cho trẻ càng sớm càng tốt.
7. Tại sao phải khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm vắcxin ?
Để biết trẻ có dị tật hoặc mắc bệnh gì trước đó không và bệnh đó có chống chỉ định tiêm loại vắcxin nào hay không. Trong trường hợp trẻ có dị tật hoặc mắc bệnh không được tiêm loại vắcxin nào thì phải giải thích rõ cho bà mẹ biết.
8. Nếu đến thời gian tiêm vắcxin mà trẻ bị bệnh, bị sốt thì bà mẹ nên làm gì ?
Nên đưa trẻ đến điểm tiêm và chủ động khai báo tình trạng bệnh của trẻ để thầy thuốc khám và quyết định. Nếu trẻ đang bị bệnh và không tiêm được vắcxin lần này thì sẽ tiêm vào lần sau cũng sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến việc phòng bệnh cho trẻ sau này.
9. Sau khi bé được tiêm vắcxin xong bà mẹ làm gì ?
Bà mẹ nên cùng bé ngồi lại trong vòng 30 phút vì những phản ứng mạnh thường sẽ xảy ra trong khoảng thời gian 30 phút sau tiêm vắcxin. Nếu có phản ứng  xảy ra sẽ được thầy thuốc xử lý kịp thời.
10. Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin thường gặp mà bà mẹ cần phải biết ?
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vacxin thường gặp: sốt; sưng, nóng, đau chỗ tiêm, trẻ mệt; trẻ biếng ăn; quấy khóc; nổi ban. Thường trẻ sẽ trở lại bình thường trong vòng 24 – 48 giờ, nếu phản ứng kéo dài đưa trẻ đi khám ngay.
11. Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin hiếm gặp mà bà mẹ cần phải biết  để  đưa trẻ đi khám ngay ?
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắcxin  hiếm gặp: là những phản ứng mạnh như: trẻ khóc thét liên tục, sốt rất cao,trẻ khó thở; da, môi tím tái; co giật (hoặc gồng cứng cơ từng cơn)… cần đưa trẻ đi khám ngay.
12. Làm gì khi trẻ bị sốt ?
Cho bé uống paracetamol 15mg/kg thể trọng x 4 lần/ngày để giảm sốt, nếu sốt kéo dài có thể lau mát thêm cho bé.
13. Làm gì khi trẻ bị đỏ, đau nơi tiêm ?
Cho bé uống paracetamol 15mg/kg thể trọng x 4 lần/ngày để giảm đau.
14. Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ?
Tháng tuổi Vắc-xin cần tiêm Mũi tiêm/uống
 Sơ sinh (càng sớm càng tốt)  - BCG (phòng lao)
 - Viêm gan B
 - 1 mũi
 - Vắc-xin viêm gan B
 trong 24 giờ sau khi    
 sinh
2 tháng
 tuổi
 - Bại  liệt
 - Bạch hầu - Ho gà -  
 Uốn ván -Viêm gan B -  Hib
 - Bại liệt lần 1
 - Bạch hầu - Ho gà -  
 Uốn ván -Viêm gan  
 B – Hib mũi 1
3 tháng 
tuổi
- Bại liệt
- Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B - Hib
 - Bại liệt lần 2
 - Bạch hầu - Ho gà - 
 Uốn ván -Viêm gan  
 B – Hib mũi 2
4 tháng
 tuổi
 - Bại liệt
 - Bạch hầu - Ho gà -  
 Uốn ván -Viêm gan B–  Hib mũi 1
 - Bại liệt lần 3
 - Bạch hầu - Ho gà -
  Uốn ván -Viêm gan 
 B – Hib mũi 3
 9 tháng 
tuổi
 - Sởi (mũi 1)  - Mũi 1 khi trẻ đủ 9
 tháng tuổi
 18 tháng  
tuổi
 - Sởi (mũi 2)  - Mũi 2 tiêm khi trẻ 18
 tháng tuổi