Kế hoạch hoạt động Hội đồng trường năm học 2019-2020
PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 77/KH-MGPH Phước Hậu, ngày 03 tháng 9 năm 2019
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
NĂM HỌC 2019 – 2020
-Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường quy định tại Điều 18 Điều lệ trường Mầm non, ban hành kèm theo VBHN số 04/BGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành kèm theo Điều lệ trường Mầm non;NĂM HỌC 2019 – 2020
-Căn cứ quyết định số 602/QĐ-PGDĐT.TCCB ngày 06 tháng 11 năm 2016 Quyết định về việc ban hành thành lập Hội đồng trường Mẫu giáo Phước Hậu nhiệm kỳ 2016-2021;
-Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019-2020;
-Hội đồng trường Trường Mẫu giáo Phước Hậu xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 2019-2020 như sau:
I.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng trường trường Mẫu giáo Phước Hậu thành lập do Phòng giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc ra quyết định thành lập và kiện toàn. Hội đồng trường có Chủ tịch, 01 thư ký và các thành viên, đủ thành phần đại diện cấp ủy, BGH, Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn và tổ văn phòng.
2.Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng trường.
TT | Họ và tên | Chức vụ | Chức danh | Phụ trách |
1 | Mai Thị Ngọc Giàu | HT, BT | Chủ tịch | Phụ trách chung |
2 | Đỗ Thị Mỹ Hằng | Tổ trưởng CM | Thư ký | Nhiệm vụ của thư ký |
3 | Võ Thị Thùy Trang | PHT, PBT | UV | Công tác chuyên môn |
4 | Nguyễn Thị Hiền Trinh | Tổ trưởng CM | UV | Công tác chuyên môn |
5 | Trần Thị Lan | CTCĐ | UV | Giám sát thực hiện quyết nghị |
6 | Trần Quốc Tiền | Tổ VP | UV | Công tác YT, hoạt động văn phòng |
7 | Phạm Thị Ngọc Huyền | TBTTND | UV | Công tác vận động quần chúng |
1. Mục tiêu:
-Kế hoạch hoạt động Hội đồng trường nhằm xây dựng các mục tiêu nhiệm vụ các chủ trương kế hoạch biện pháp, giải pháp để phát triển nhà trường đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương.
-Kế hoạch Hội đồng trường là trí tuệ của tập thể nhằm phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của nhà trường; quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển của nhà trường.
2. Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của hội đồng trường:
2.1 Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục:
-Tiếp tục thực hiện thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, củng cố kết quả cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
-Tiếp tục thực hiện Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, đẩy mạnh các phương pháp dạy học tích cực theo hướng phát triển lấy trẻ làm trung Tâm.
-Thực hiện đúng chương trình GDMN, tổ chức quản lý dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung Tâm.
-Đẩy mạnh mô hình thực hiện thiết bị dạy học khai thác các đồ dùng theo Thông tư 02, thân thiện, thực hiện tốt việc sử dụng đồ dùng theo thông tư 02, tài liệu tham khảo trong nhà trường theo đúng quy định. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học.
-Tiếp tục tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật đến trường và hòa nhập vào cuộc sống.
-Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, thực hiện tăng cường công tác quản lý việc tổ chức dạy lấy trẻ làm trung tâm, tăng cường phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, Thực hiện chất lượng giá dục lễ giáo cho trẻ mầm non. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, “ba công khai”, kiểm định chất lượng…
2.2 Công tác tổ chức, quản lí và xây dựng đội ngũ:
2.3 Công tác tổ chức:
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, các hội đồng trong nhà trường và tổ chức hoạt động đúng quy định theo Điều lệ trường Mầm non. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Nhà trường chấp hành sự quản lí hành chính của chính quyền địa phương; chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo; chủ động tham mưu với Đảng bộ và chính quyền địa phương về kế hoạch phát triển giáo dục của Hội đồng trường.
2.4 Công tác quản lí:
Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng trường, nhà trường phải xây dựng được kế hoạch hoạt động theo năm học, học kì, tháng và tuần; có biện pháp thực hiện kế hoạch đúng tiến độ; thực hiện công bằng, công khai, dân chủ trong quản lí; phát huy được khả năng của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.
2.5 Xây dựng đội ngũ:
- Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng: Có trình độ đào tạo từ Đại học sư phạm trở lên và được bồi dưỡng nâng cao về chính trị và nghiệp vụ quản lí trường học; có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng; có năng lực chuyên môn và năng lực quản lí trường học.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Có đủ số lượng giáo viên, nhân viên và loại hình theo quy định hiện hành. Có 100% giáo viên đạt chuẩn và có trên 70% GV đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.
2.6 Xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trường học:
-Đảm bảo diện tích khuôn viên, sân chơi, bãi tập theo quy định hiện hành. Nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương, tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục, có kế hoạch quy hoạch lâu dài, hợp lí; phấn đấu xây dựng cơ sở vật chất đủ tiêu chuẩn trường học đạt mức chất lượng tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cụ thể: đảm bảo 100% các lớp được trang bị đồ dùng đồ chơi theo VBHN số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 Thông tư ban hành danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dành cho GDMN, mỗi lớp học được trang bị bàn ghế giáo viên và học sinh, trang trí đúng quy cách. Đồ dùng và thiết bị dạy học phải được tăng cường, bổ sung hàng năm và sử dụng đạt hiệu quả cao.
-Tăng cường trồng và chăm sóc hệ thống cây xanh bóng mát, vườn hoa, cây cảnh đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh; môi trường yên tĩnh, xanh, sạch, đẹp.
-Có kế hoạch tráng bê tông phía trước sân trường làm bãi đậu xec ho phụ huynh nhằm chống ùn tắc giao thông ở trước cổng trường trong giờ đón trả trẻ.
2.7 Hoạt động và chất lượng giáo dục:
-Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục: Dạy đủ các môn học theo đúng chương trình GDMN quy định tại Thông tư số 28/2016 /TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009 ngày 25/7/2009; thực hiện đầy đủ các chuyên đề, kế hoạch theo quy định; thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh tham gia các hội thi của trẻ cấp cơ sở và cấp huyện. Nâng cao chất lượng dạy và học.
Chỉ tiêu phấn đấu:
2.8 Về công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng – chính trị:
-100% cán bộ, giáo viên, CNV chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước, cũng như các qui định của ngành và nội qui của cơ quan.
-100% cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
-100% đảng viên không vi phạm đạo đức nhà giáo hoặc những điều đảng viên không được làm.
-100% cán bộ, đảng viên đều đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Có 100 % trẻ hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
- Có 97% trẻ đạt chuyên cần.
Về giảng dạy và học tập:
* Về học sinh: Phấn đấu, duy trì kết quả như sau:
- Duy trì sĩ số: trên 99% cuối năm học.
- Có học sinh đạt giải cấp huyện trong Liên hoan tiếng hát tuổi MN.
* Về giáo viên:
-Dự thi và đạt giáo viên giỏi cấp huyện: 09 giáo viên/năm học
-Giáo viên giỏi cấp trường: 70% tổng số GV.
-Không có giáo viên xếp loại trung bình, yếu, kém về chuyên môn.
Danh hiệu thi đua:
-Trường đạt danh hiệu tập thể Lao động Tiên tiến.
-100% tổ chuyên môn đăng ký phấn đấu danh hiệu tổ lao động tiến tiến.
-Cá nhân: Hàng năm học có ít nhất 80% GV, CNV đạt danh hiệu lao động tiên tiến, trong đó có từ 15 % GV, CNV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.
2.9 Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể:
- Chi bộ đạt tiêu chuẩn Chi bộ trong sạch, vững mạnh.
-Công đoàn cơ sở được công nhận công đoàn vững mạnh.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH:
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ:
-Nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ nhằm thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy chế chuyên môn, quy định của ngành thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, học tập đường lối của Đảng; chính sách mới của Nhà nước; triển khai sâu rộng – có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động.
-Tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng bằng nhiều hình thức: Tự học, tự bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn; sinh hoạt tổ, nhóm; tích cực dự giờ thăm lớp; tổ chức tốt các chuyên đề, dạy thử, dạy mẫu. Đẩy mạnh phong trào tự học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính, sử dụng giáo án điện tử, phần mềm dạy học phù hợp. Tạo điều kiện cho giáo viên theo học các lớp Đại học nâng dần tỷ lệ GV trên chuẩn từng bước tiến tới đạt chuẩn 100%.
-Tổ chức tốt việc đăng kí thi đua vào đầu mỗi năm học; công khai kế hoạch và các chỉ tiêu thi đua. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ.
-Thực hiện nghiêm túc nề nếp chuyên môn: duyệt kế hoạch giảng dạy, soạn bài; tổ chức kiểm tra đánh giá, xếp loại chuyên môn theo đúng quy định.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện:
-Phân công chuyên môn hợp lý, bố trí giáo viên cốt cán ở các khối lớp, chú trọng và có kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng các cháu có năng khiếu.
-Nâng cao chất lượng soạn giảng, tích cực đổi mới phương pháp soạn bài, đảm bảo có chất lượng và trình bày khoa học, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
-Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, nâng cao chất lượng toàn diện, chú trọng các môn năng khiếu.
-Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng, họp tổ 2 tuần 1 lần. Xây dựng đội ngũ cốt cán trong tổ chuyên môn, tăng cường kiểm tra chuyên môn giáo viên.
-Tổ chức các hội thảo chuyên đề cấp trường, tạo điều kiện cho giáo viên soạn bài giảng điện tử. Coi trọng báo cáo chuyên đề cải tiến chất lượng dạy học.
-Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả: đăng kí viết SKKN ngay từ đầu mỗi năm học, đầu tư thời gian gợi ý, hướng dẫn chủ đề bố cục và cách viết SK; tổ chức chấm nghiêm túc.
-Lập kế hoạch bồi dưỡng các cháu có năng khiếu. Thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng các cháu có năng khiếu, quan tâm đến các cháu khuyết tật.
-Tổ chức, tham gia có hiệu quả các hội thi của trường, huyện. Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng các cá nhân xuất sắc để tham gia thi đạt kết quả cao.
3. Chỉ đạo hoạt động các tổ chuyên môn :
-Ngay từ đầu năm học, Ban lãnh đạo nhà trường hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể sát theo từng nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
-Tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn, các đợt hội giảng và tổ chức các chuyên đề. Thường xuyên dự sinh hoạt chuyên môn theo định kì và đột xuất để kiểm tra việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ.
-Thống nhất lịch sinh hoạt, kiểm tra bài soạn, dự giờ và kiểm tra giờ dạy của giáo viên, tổ chức góp ý sau giờ dạy có hiệu quả.
-Cùng các đồng chí tổ trưỏng nghiên cứu chương trình, lắng nghe nguyện vọng vướng mắc của giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, tháo gỡ qua việc tổ chức các chuyên đề, hội thảo ở tổ và ở trường. Cùng tổ trưởng dự giờ, thăm lớp, góp ý về chuyên môn cho các giáo viên trong trường.
4. Thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:
Tích cực vận động và giúp đỡ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, lấy lợi ích và niềm vui của các cháu làm tiêu chí đánh giá tiết dạy. Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, trí tuệ để các cháu thi đua nhau tham gia, qua đó rèn tích tích cực và chủ động học tập, tạo niềm phấn khởi cho HS, thực sự chơi mà học – học mà chơi.
5. Công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu:
Giao cho các tổ chuyên môn chọn lọc và lập đội tuyển các cháu có năng khiếu đồng thời chọn cử giáo viên có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề tham gia bồi dưỡng. Các tổ chuyên môn phải có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn để có lực lượng giáo viên vững vàng, tham gia bồi dưỡng cho các năm học sau.
6.Công tác quản lý:
Thực hiện đổi mới công tác quản lí từ BGH đến tổ chuyên môn và giáo viên; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và trong dạy học; tổ chức cho giáo viên soạn bài trên máy vi tính và kiểm tra điều kiện tiêu chuẩn để ra quyết định; mở lớp bồi dưỡng kiến thức tin học cần thiết cho đội ngũ.
Làm tốt các công tác tham mưu với Đảng, chính quyền để đẩy mạnh hoạt động dạy và học trong nhà trường.
Thực hiện quy chế làm việc, phát huy quyền làm chủ của cán bộ giáo viên.
Coi trọng công tác thi đua khen thưởng, xây dựng chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại thi đua và áp dụng thi đua hàng tháng, từng năm học. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “ Kỷ cương -Tình thương – Trách nhiệm”, phong trào xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, phong trào thi đua Hai tốt.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ trong trường học, phát huy vai trò của đoàn thể trong trường học, coi trọng công tác phát triển Đảng trong trường học.
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trên mọi lĩnh vực hoạt động của trường, chú trọng kiểm tra đột xuất và xử lý kịp thời sau kiểm tra, trên cơ sở đó kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc vi phạm quy chế chuyên môn và các quy định khác.
7. Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường:
Hội đồng trường căn cứ vào Điều lệ trường mầm non, các điều khoản đã ban hành yêu cầu:
- 100% các thành viên trong Hội đồng trường phải thường xuyên chủ động học tập, nghiên cứu các chủ trương đường lối chính sách pháp luật của nhà nước của ngành để nâng cao nhận thức, góp phần thực hiện nghị quyết Hội đồng trường đầy đủ, nghiêm túc.
-100% các thành viên trong Hội đồng trường phải tận tâm – quyết tâm – đồng tâm thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng trường từ năm học 2019 – 2020 và những năm tiếp theo của nhiệm kỳ. Đó là giám sát toàn diện các hoạt động giáo dục và đào tạo theo nhiệm vụ, mục tiêu cấp học và năm học.
-Theo học kỳ từng năm học, Hội đồng trường phải tổ chức xem xét việc các tập thể, cá nhân CBVC thực hiện nghị quyết của mình đề ra đúng hay sai, rút ra bài học kinh nghiệm phản ảnh kịp thời để thường trực hội đồng điều chỉnh, xử lí, bổ sung đầy đủ, hiệu quả. Hàng kỳ, hàng năm Hội đồng trường phải tổ chức sơ kết, mở hội nghị đánh giá xem xét kết quả hội nghị, kiến nghị nhà trường, BGH thực hiện nghiêm túc nghị quyết của chi bộ, của hội nghị CBVC, của Hội đồng trường đạt kết quả tốt hơn.
Hội đồng trường phải duy trì chế độ sinh hoạt, hội họp với nội dung sát thực, dân chủ, công khai đúng quy trình.
-Hội đồng trường phải có nội dung kế hoạch, phân công giao nhiệm vụ cho các thành viên thực thi nghị quyết của mình.
-Động viên tuyên truyền mỗi CBVC, mỗi thành viên Hội đồng trường chủ động tích cực học hỏi nâng cao nhận thức về tư tuởng, chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm để cùng vào cuộc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường.
-Hội đồng trường phải chủ động cùng với các tổ chức liên quan để thực hiện quyền hạn chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ đã quy định đầy đủ, hiệu quả. Chống các biểu hiện hình thức, ỷ lại, chủ quan.
-Phải làm tốt công tác tổ chức giám sát, thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo tính khách quan, công khai, công bằng, dân chủ, kịp thời dứt điểm.
Trên đây là Kế hoạch của Hội đồng Trường Mẫu giáo Phước Hậu năm học 2019-2020. Các thành viên Hội đồng trường và các Bộ phận liên quan căn cứ kế hoạch, nghiêm túc thực hiện./.
TM. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Nơi nhận: CHỦ TỊCH
-Phòng GD&ĐT (để b/c);
-Các UV HĐT, BĐD CMHS; Mai Thị Ngọc Giàu
-Website trường;
-Bảng tin của trường;
-Lưu: VT./.