Quy chế hoạt động Hội đồng trường nhiệm kì 2016-2021
PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 78/QC-HĐT Phước Hậu, ngày 15 tháng 11 năm 2016
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC HẬU
NHIỆM KỲ 2016 – 2021
TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC HẬU
NHIỆM KỲ 2016 – 2021
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định lề lối làm việc của Hội đồng trường mẫu giáo Phước Hậu, mối quan hệ công tác giữa Hội đồng trường với Chi bộ Trường, với Hiệu trưởng và với các bộ phận chức năng của trường;NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Cơ sở pháp lý của Hội đồng trường:
Hội đồng trường được thành lập và hoạt động theo các văn bản pháp luật sau:
1. Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non;
2. Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
3.Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
5. Quyết định số 792/QĐ-PGDĐT ngày 04/12/2011của Phòng GD&ĐT huyện Cần Giuộc về việc thành lập Hội đồng trường trường Mẫu giáo Phước Hậu nhiệm kỳ 2016- 2021.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Trường
Hội đồng trường có nhiệm vụ Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, phương hướng kế hoạch và biện pháp để phát triển của nhà trường.
Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.
Giám sát việc thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng trường, thực hiện Quy chế dân chủ và giám sát các hoạt động của nhà trường.
Điều 3. Cơ cấu của Hội đồng trường.
1. Thành phần Hội đồng trường gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu (gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.
Hội đồng trường gồm có Chủ Tịch, thư ký và các thành viên Hội đồng do Phòng GD-ĐT ra quyết định công nhận trên cơ sở đề nghị của trường Mẫu giáo Phước Hậu gồm 7 người trong đó Hiệu trưởng được cử làm Chủ tịch Hội đồng; Thư ký là bà Võ Thị Thùy Trang, các thành viên khác là thành viên.
Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận, bổ sung các thành viên Hội đồng trường;
Chủ tịch Hội đồng trường được sử dụng con dấu và bộ máy của trường trong phạm vi thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.
Chủ tịch Hội đồng trường có nhiệm vụ chuẩn bị nội dung, chủ trì, lãnh đạo việc thảo luận và trông qua các Quyết nghị các phiên họp của Hội đồng.
Thư ký Hội đồng trường do Hội đồng bầu. Thư ký Hội đồng trường có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Hội đồng trường trong các lĩnh vực: tổng hợp tình hình hoạt động của nhà trường và của Hội đồng trường; chuẩn bị nội dung, tài liệu cho các phiên họp của Hội đồng trường; tiếp nhận và xử lý văn bản đi, đến của Hội đồng theo quy định của Nhà nước và của trường; đảm bảo hoạt động của Hội đồng trường.
Các thành viên khác của Hội Đồng trường hoạt động kiêm nhiệm.
Các thành viên có nhiệm vụ đóng góp vào các Quyết nghị của Hội đồng trường trong các phiên họp của Hội đồng. Trong thời gian giữa hai phiên họp, mỗi thành viên đều có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các Quyết nghị của Hội đồng và có thể đề xuất những ý kiến về hoạt động của trường.
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng trường.
1. Đồng chí Mai Thị Ngọc Giàu - Hiệu trưởng - Chủ tịch Hội đồng trường: Phụ trách chung - chịu trách nhiệm về xây dựng mục tiêu, phương hướng, kế hoạch, biện pháp hoạt động Hội đồng trường, chủ trì các hội nghị của Hội đồng trường, đại diện cho Hội đồng trường thảo luận với các tổ chức, đoàn thể những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường.
2. Đồng chí: Võ Thị Thùy Trang - Phó Hiệu trưởng - Thư ký hội đồng - Chịu trách nhiệm ghi chép diễn biến các kỳ họp, dự thảo Nghị quyết trình hội đồng phê duyệt. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, kết luận của Hội đồng trường;
3. Đồng chí: Nguyễn Thị Hiền Trinh - Tổ trưởng chuyên môn -Thành viên Hội đồng trường chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng trường về công tác chuyên môn của 2 khối lớp và những vấn đề liên quan đến hoạt động Chi đoàn.
4. Đồng chí Trần Thị Lan - CTCĐ- Thành viên hội đồng. Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Công đoàn nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Hội đồng trường; công tác thi đua và công tác phong trào trong nhà trường.
5. Đồng chí: Đỗ Thị Mỹ Hằng - Tổ trưởng chuyên môn - Thành viên hội đồng. Chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng trường những vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng của trẻ. tham mưu cho Hội đồng những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục và chất lượng giáo dục trẻ.
6. Đồng chí: Phan Thị Kim Hoa - TTND - Thành viên hội đồng. Chịu trách nhiệm về công tác phổ cấp GDMN trẻ em năm tuổi, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
7. Đồng chí: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Kế toán- Thành viên Hội đồng trường: chịu trách nhiệm tham mưu cho Hội đồng trường về những vấn đề liên quan đến công tác tài chính, tài sản, các chế độ chính sách cho đội ngũ CBGV-NV và trẻ.
CHƯƠNG II
LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
Điều 4. Nguyên tắc chung
Hội đồng trường làm việc theo phương thức thảo luận, thông qua các Nghị quyết tập thể tại các cuộc họp của Hội đồng trường để đưa ra các quyết định trong phạm vi các nhiệm vụ đã được quy định. Chủ tịch Hội đồng trường không được tự mình đưa ra quyết định.
Điều 5. Chế độ hội họp.
Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất 1/3 thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.
Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn trường.
Hiệu Trưởng nhà trường có trách nhiệm thực hiện các Nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với Nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Phòng GD-ĐT. Trong thời gian chờ ý kiến của cấp trên, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo Nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ trường mầm non.
Trước mỗi kỳ họp các thành viên Hội đồng trường báo cáo kết quả và tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình phụ trách và các kiến nghị đề xuất của bản thân cũng như của các thành viên trong nhà trường. Được cung cấp tài liêu liên quan đến kỳ họp để nghiên cứu thảo luận trong kỳ họp.
Điều 6. Quyết nghị của Hội đồng.
Mỗi kỳ họp của Hội đồng đều phải thông qua Quyết nghị về những vấn đề mà Hội đồng đã thảo luận. Quyết định của Hội đồng chỉ có giá trị thực hiện khi hơn 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí thông qua.
Việc thông qua Quyết nghị của Hội đồng được thực hiện bằng biểu quyết.
Các thành viên của Hội đồng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm khi thảo luận và thông qua các Quyết nghị của Hội đồng. Những thành viên có ý kiến khác với Quyết nghị của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến nhưng không được làm trái với những Quyết nghị của Hội đồng trường đã thông qua.
Quyết nghị của Hội đồng sau khi được thông qua, được thông tin đến các tổ chức, đoàn thể và cá nhân liên quan trong trường.
Điều 7. Chế độ thông tin, báo cáo.
Các thành viên của Hội đồng được các bộ phận chức năng của trường thông báo tình hình hoạt động của Nhà trường và các thông tin cần thiết. Nếu trong các phiên họp cần thảo luận những vấn đề quan trọng, thành viên Hội đồng có thể nhận được tài liệu, thông tin trước khi họp ít nhất 03 ngày để có thời gian nghiên cứu, đóng góp ý kiến.
Các tổ chức, đoàn thể của trường có trách nhiệm việc đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Hội đồng để các thành viên Hội đồng trường có căn cứ thảo luận, Quyết nghị.
Điều 8. Điều kiện và kinh phí hoạt động.
Hội đồng trường sử dụng các phương tiện làm việc của Nhà trường và kinh phí hoạt động của Hội đồng trường trong kinh phí hoạt động chung của trường.
CHƯƠNG III
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 9. Quan hệ giữa Hội đồng trường và Chi bộ.
Chi bộ trường lãnh đạo Hội đồng trường thông qua các chủ trương, Nghị quyết của Chi bộ, Đảng bộ các cấp.
Điều 10. Quan hệ giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng.
Phạm vi vi nhiệm vụ của Hội đồng trường. Nếu không nhất trí với Quyết nghị hoặc kết luận của Hội đồng trường phải kịp thời báo cáo và xin ý kiến của Phòng GD&ĐT.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng trường thực hiện nhiệm vụ của mình, báo cáo tình hình và kế hoạch hoạt động của Nhà trường tại các phiên họp của Hội đồng trường; chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể cung cấp thông tin đầy đủ khi có yêu cầu; đảm bảo các điều kiện kiện về cơ sở vật chất, kinh phí và bộ máy để Hội đồng hoạt động bình thường.
Quan hệ giữa Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng là quan hệ phối hợp công tác, thực hiện các quy định của pháp luật và Điều lệ trường mầm non.
Điều 11. Điều khoản thi hành.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng trường nhất trí Quyết nghị thông qua. Trong quá trình hoạt động, nếu có điều gì vướng mắc sẽ được sửa đổi và trình Hội đồng xem xét ở kỳ họp gần nhất./.
Nơi nhận T/M HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
- PGD-ĐT ( báo cáo); CHỦ TỊCH
- Chi bộ MG (báo cáo);
-T rường MGPH thực hiện,
- Lưu. Mai Thị Ngọc Giàu