Trường Mẫu giáo Phước Hậu

Quy chế chuyên môn năm học 2019-2020

              PGD-ĐT HUYỆN CẦN GIUỘC                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         TRƯỜNG MẨU GIÁO PHƯỚC HẬU                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
               
                   Số:57/QĐ-MGPH                                                             Phước Hậu, ngày 03 tháng 8 năm 2019
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2019 – 2020
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC HẬU
 
Căn cứ vào nội dung 4, điều 16 quy định tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường Mầm Non, quy định chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng;
Căn cứ vào thông tư số 43/2006/TT-BGD ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo;
Xét đề nghị của phó hiệu trưởng chuyên môn năm học 2019 – 2020.
 
QUYẾT ĐỊNH
 
Điều 1: Nay công bố quyết định thực hiện quy chế chuyên môn của trường mẫu giáo Phước Hậu năm học 2019 – 2020.
Điều 2: Quy chế này có hiệu lực từ ngày 18 tháng 8 năm 2019 đến ngày 15 tháng 6 năm 2020.
Điều 3: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mẫu giáo Phước Hậu có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
                                                                                                                     HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
-Như điều 3
-Lưu                                                                                                      
                                                                                                            
 
                                                                                                                  Mai Thị Ngọc Giàu
 
 
 
QUY CHẾ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2019 – 2020
( Ban hành theo quyết định số: 57/QĐMGPH ngày 03  tháng 8  năm 2019 của Hiệu trưởng trường mẫu giáo Phước Hậu )
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1: Phạm vi đối tượng thực hiện:
          Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường: Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường
          Điều 2: Mục đích yêu cầu:
          Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng nhà trường tổ chức thực hiện chăm sóc – giáo dục trẻ và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kỳ và năm học, là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
         Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.
          Điều 3:Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn
          - Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường Mầm Non;
          - Căn cứ vào thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn điện nhà trường;
          - Căn cứ vào công văn số 02/2008/QĐ – BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo  về quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
          - Căn cứ vào công văn số 974/HDLS.SNV-STC ngày 19 tháng 6 năm 2011 Hướng dẫn mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Liên sở nội vụ và tài chánh tỉnh Long An;
          - Căn cứ vào công văn 97/SGD-ĐT-GDMN ngày 15/01/2014 về việc hướng dẫn thực hiện các loại hồ sơ sổ sách đối với giáo dục mầm non;
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ
          Điều 4: Tổ chuyên môn
  1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:
          -Thành lập theo điều 16 – Điều lệ trường mầm non của Bộ giáo dục đào tạo.
          -Toàn trường được bố trí 3 tổ chuyên môn gồm:
Tổ khối 5-6 tuổi: 01
Tổ khối 4-5 tuổi (ghép với lớp mầm): 01
Tổ văn phòng: 01
  1. Nhiệm vụ tổ chuyên môn:
          -Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác, kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc phân phối chương trình, đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác từng thành viên trong tổ.
          -Tổ chức học tập trao đổi  kinh nghiệm nuôi dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ; làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm; đánh giá kết quả hoạt động trên trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên theo kế hoạch của nhà trường.
          -Xây dựng kế hoạch trang bị thiết bị theo danh mục tại VBHN số 01 của BGD-ĐT.
          -Tổ chức phong trào thi đua ngắn ngày chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
          -Đề xuất khen thưởng, kỹ luật giáo viên.
  1. Chế độ hôi họp:
          -Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần (2 lần/tháng).
          -Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng và đi sâu vào nội dung, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
  1. Hồ sơ tổ chuyên môn:
          - Xây dựng kế hoạch năm học.
          - Xây dựng kế hoạch tháng.
          - Lịch công tác tuần của tổ.
          - Biên bản họp tổ.
          - Sổ theo dõi đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ của các thành viên (tác phong, đạo đức, lối sống, khả năng sư phạm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ).
          Điều 5: Những qui định đối với giáo viên
  1. Nhiệm vụ của giáo viên:
- Thực hiện giảng dạy theo chương trình nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ theo từng lứa tuổi theo từng chủ điểm, tránh cắt xén chương trình giờ nào việc đó. Kết hợp với phụ huynh, đồng nghiệp để thực hiện tốt công tác trong năm học.
- Không tùy ý nhận, chuyển trẻ ở lớp khi chưa có sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường như: dự giờ thao giảng, các hội thi ngắn ngày, chương trình lễ hội, làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp theo chủ điểm, làm dạy học phục vụ hoạt động học - chơi - ngoài trời, thực hiện các loại hồ sơ theo quy định có nội dung đầy đủ thực tế trách hình thức, thực hiện khai thác ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả.
- Có trách nhiệm bảo vệ tuyệt đối an toàn cho trẻ; tránh hành vi xâm phạm thân thể trẻ; xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ.
- Gương mẫu, có tác phong sư phạm, trang phục đến trường chỉnh tề, giúp đỡ đồng nghiệp, đoàn kết nội bộ, tạo được uy tín với phụ huynh, nơi cứ trú.
- Nắm vững chương trình giáo dục mầm non mới, đảm bảo đến cuối năm trẻ phát triển hội đủ 5 lĩnh vực.
- Chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong công tác nuôi dưỡng – chăm sóc – giáo dục trẻ và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy khoa học cho trẻ từ 0 – 2 tuổi.
- Luôn có ý thức nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, tin học, anh văn.
- Thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng, thực hiện các báo cáo dúng thời gian quy định, làm tốt công tác tham mưu giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
  1. Hồ sơ giáo viên:
    1.  Sổ kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. (có KH năm học, KH giáo dục, dự kiến chủ đề, kế hoạch tuần).
    2.  Sổ theo dõi nhóm lớp.
    3.  Sổ theo dõi kết quả trẻ (đánh giá trẻ theo bộ chuẩn).
    4.  Hồ sơ dự giờ.
    5.  Sổ họp ( tách riêng họp hội đồng, chuyên môn, Công Đoàn )
    6.  Các quyết định phân công của cá nhân.
    7.  Sổ thực hiện các chuyên đề.
    8.  Sổ giao ca (lớp bán trú)
  2. Quy định về xin phép nghỉ
- Khi nghỉ dạy giáo viên phải thực hiện xin phép bằng văn bảng, chỉ giải quyết cho các trường hợp sau:
          + Nghỉ ốm: thời gian nghĩ dựa vào giấy chứng nhận của bác sĩ.
          + Nghỉ phép 01 ngày: Con bệnh không nằm viện, đám giỗ tại nhà.
          + Nghỉ phép 02 hoặc 03 ngày: Con bệnh nằm viện, đám tang gia đình chung nhà hoặc cha mẹ hai bên, đám cưới bản thân hoặc con trong gia đình.
- Giáo viên đi công tác theo sự chỉ đạo cấp trên thì các giáo viên còn lại có trách nhiệm tương trợ chuyên môn.
          Điều 6: Quy định về đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên
- Căn cứ vào Thông tư số 26/2018/TT– BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
- Căn cứ vào thông tư 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn điện nhà trường.
          Điều 7: Tổ chức về đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên
          - Giáo viên căn cứ vào mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại để tự đánh giá và xếp loại việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          Điều 8: Trách nhiệm của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng
          Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kỳ khi có văn bản hướng dẫn của Bộ, của Trường mẫu giáo Phước Hậu.
          Điều 9: Trách nhiệm tổ chuyên môn
          Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong quá trình thực hiện có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để Hiệu trưởng xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên.
          Điều 10: Trách nhiệm cán bộ, giáo viên.
          Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại quy chế này.
          Điều 11: Trách nhiệm của đoàn thể.
          Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế này./.
                           
            Nơi nhận:                                                                                   HIỆU TRƯỞNG                            
                - PGDĐT (báo cáo);
                - CBGV-NV trường;
                - Lưu VT./.
                                                                                                            Mai Thị Ngọc Giàu