Trường Mẫu giáo Phước Hậu

Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ năm học 2019-2020

           PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC                                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            
 TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC HẬU                                              Độc lập -  Tự do -  Hạnh Phúc

                        Số:107A/KH-MGPH                                                     Phước Hậu, ngày  28 tháng 9 năm 2019
 
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ năm 2019-2020
 
Căn cứ Chỉ thị 10-CT/TW ngày 28 tháng 03 năm 2002 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Chỉ thị 31/2014/CT-UBND ngày 31 tháng tháng 12 năm 2014 của UBND TP.HCM về đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đối với sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 04/2015/NĐ-CP về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Công văn số 204/CĐN-SPPL ngày 22/08/2016 của Công đoàn giáo dục Việt Nam về việc công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan đơn vị;
Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;
Trường Mẫu giáo Phước Hậu xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ năm học 2019-2020 như sau:
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
  Phổ biến nội dung, kế hoạch và tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lý, đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai Quy chế dân chủ của năm học, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trong việc thực hiện. Từ đó có kế hoạch xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ của Nhà trường trong năm học.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện phương châm cùng biết, cùng bàn, cùng làm và cùng kiểm tra. Đảm bảo cho mọi cá nhân, mọi tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến xây dựng sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ của giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội khác đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
- Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh nắm được các nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường:
  + Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ nhất thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức trong nhà trường.
  + Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải tuân theo pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ, dân chủ phải gắn liền với kỉ luật, kỉ cương của nhà trường.
  + Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ, quyền của người khác làm ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của nhà trường.
II. Nhiệm vụ trọng tâm:
1. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đối với sự nghiệp công lập: Công khai kế hoạch năm học; quy chế tuyển dụng; sử dụng lao động; định mức trợ cấp thôi việc, mất việc, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tai nạn; công khai tài chính hàng năm.
2. Xây dựng và thực hiện công khai quy chế dân chủ ở đơn vị: mọi người tham gia góp ý nội dung quy chế. Tổ chức đối thoại với cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trao đổi, thảo luận nhằm giải quyết ngay những vấn đề bức xúc, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, tôn trọng quyền dân chủ người lao động.
3. Thường xuyên rà soát, bổ sung nội dung thực hiện quy chế dân chủ, chế độ chính sách, công khai bằng nhiều hình thức, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
4. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ và cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh”
III. Nội dung thực hiện:
TT Nội dung Thời gian Đối tượng
 
 
 
 
1
- Bổ sung, hoàn thiện Quy chế dân chủ của nhà trường các năm học trước.
- Xây dựng  kế hoạchvà tổ chức triển khai thực hiện Quy chế dân chủ của Nhà trường trong năm học.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo quy chế dân chủ của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.
 
 
 
 
Cuối tháng 9 và tháng 10
 
 
 
 
Ban chỉ đạo
 
 
 
 
 
 
 
2
- Triển khai toàn bộ Quy chế dân chủ đến toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên. Tổ chức thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo.
- Xác định và thực hiện những yêu cầu về trách nhiệm và những nội dung sau:
+ Trách nhiệm của Hiệu trưởng
+ Trách nhiệm của Hiệu phó
+ Trách nhiệm của nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức
+ Những việc nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức được biết, được tham gia.
+ Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên,công nhân viên theo nhiệm vụ được phân công cụ thể.
+ Trách nhiệm của học sinh
+ Trách nhiệm của nhà trường
+ Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường
+ Trách nhiệm của CMHS hoặc người giám hộ và Ban Đại diện CMHS
+ Quan hệ của nhà trường với cơ quản quản lý cấp trên và lãnh đạo địa phương, CMHS.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tháng 10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trưởng ban
 
 
 
 
 
3
- Thực hiện công khai, lấy ý kiến và tổ chức thực hiện các nội dung sau:
+ Nội dung công khai về tài chính
+ Thực hiện công khai về dự toán quyết toán các khoản thu – chi trong nhà trường
+ Thực hiện công khai quy chế chi tiêu nội bộ
+ Nội dung công khai về quản lý và sử dụng tài sản công
+ Tuyển dụng viên chức là hợp đồng viên chức
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên
+ Đề bạt, bổ nhiệm
+ Nâng bậc lương
+ Đánh giá CB-GV-NV
+ Khen thưởng, kỷ luật CB viên chức
+ Công tác tuyển sinh
 
 
 
 
 
Từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020
 
 
 
 
 
Ban chỉ đạo
 
 
 
 
4
Xác định và triển khai thực hiện các quyền và quy định sau:
- Quyền khiếu nại, tố cáo của các thành viên, tổ chức:
+ Trách nhiệm của nhà trường
+ Trách nhiệm của người được giao tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Quy định với khách đến liên hệ công tác.
+ Quy định với CB-GV-NV.
+ Quy định với HS.
+ Quy định về thời gian làm việc hàng ngày, biên chế năm học, thời gian nghỉ theo quy định của Luật lao động, của ngành.
 
 
 
 
Từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2020
 
 
 
 
CB-GV-NV và HS
 
 
 
 
5
Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm:
- Thực hiện những yêu cầu về trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo.
- Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo các chức danh của CB-GV-NV và HS.
- Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Thực hiện các nội dung: Kế hoạch năm học, kế hoạch hàng tháng, các nội dung công khai, các quy định hoạt động trong nhà trường.
 
 
 
 
Tháng 5
 
 
 
 
Ban chỉ đạo
 
III. Tổ chức thực hiện:
1. Ban chỉ đạo được phân công nhiệm vụ như sau:
 
TT Họ và tên Chức vụ Chức danh Nhiệm vụ
1 Mai Thị Ngọc Giàu BT Chi bộ- Hiệu trưởng Trưởng ban Phụ trách chung
Xây dựng kế hoạch, triển khai
2 Trần Thị Lan CTCĐ Phó ban Đôn đốc các bộ phận thực hiện quy chế
3 Võ Thị Thùy Trang Phó Hiệu trưởng Phó ban Đôn đốc các bộ phận thực hiện quy chế
4 Tạ Thị Mỹ Linh TT khối Lá Thành viên Kiểm tra, giám sát các bộ phận thực hiện quy chế dân chủ có hiệu quả
5 Đỗ Thị Mỹ Hằng TT khối Chồi Thành viên
6 Nguyễn Thị Thúy Hằng TT tổ VP Thành viên
7 Phạm Thị Ngọc Huyền TTND Thành viên
 
2. Thời gian và nội dung thực hiện:
Theo kế hoạch đã được xây dựng. Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.
3. Tổ chức kiểm tra đánh giá:
Kết thúc học kì, kết thúc năm học.
Trên đây là kế hoạch tổ chức thực hiện công tác quy chế dân chủ của trường Mẫu giáo Phước Hậu năm học 2019-2020. Đề nghị tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh thực hiện nghiêm túc./.
Nơi nhận:
-PGDĐT (báo cáo);
-CB-GV-CNV (thực hiện);
-Lưu. VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
       Mai Thị Ngọc Giàu