Kế hoạch hoạt động và quy chế hoạt động của Ban đại diện Cha mẹ học sinh nhiệm kì 2019-2020
BAN ĐD CHA MẸ HỌC SINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | ||
Phước Hậu, ngày 10 tháng 9 năm 2019 |
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Nhiệm kỳ 2019-2020
Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Nhiệm kỳ 2019-2020
Căn cứ vào Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Căn vào tình hình thực tế, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường mẫu giáo Phước Hậu xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2019-2020 như sau:
I.Mục tiêu.
- Hưởng ứng chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục của Chính phủ góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non.
- Hỗ trợ cùng nhà trường nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Hỗ trợ tổ chức các hoạt động phong trào, các ngày lễ hội, các hội thi được tổ chức trong năm học đạt chất lượng.
- Cùng trao đổi kinh nghiệm trong chăm sóc nuôi dạy con theo khoa học, phòng chống bệnh và dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ. Chú trọng đến chất lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày để trẻ phát triển tốt.
II.Nội dung.
- Tham gia dự giờ các hoạt động học-chơi của lớp.
- Cùng với nhà trường tổ chức các ngày lễ hội, hỗ trợ các hội thi theo điều kiện và khả năng của phụ huynh.
- Tạo sự đồng thuận trong thực hiện các phong trào như: Xây dựng trường học thân thiện, tiếp tục duy trì kết quả trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi năm 2019.
- Thống nhất với nhà trường về các biện pháp nuôi dạy con theo khoa học.
- Thực hiện phòng chống bệnh và dịch cho trẻ. Dạy trẻ giữ vệ sinh, rửa tay đúng cách….
- Vận động các Doanh nghiệp, các cá nhận để cùng đóng góp, chăm lo xây dựng và phát triển nhà trường.
- Vận động cha mẹ trang bị đủ các đồ dùng, dụng cụ học tập, chén muỗng, ca ly, nệm gối… cho trẻ theo đề nghị của nhà trường, đảm bảo tính đồng đều, không phân biệt giàu nghèo trong trẻ (giàu thì đồ dùng quá đẹp, trẻ nghèo đồ xấu làm cho trẻ có mặt cảm)
III. Chế độ sinh hoạt hội họp.
- Họp định kỳ ít nhất 2 lần/năm học.
- Các Chi Hội trưởng của lớp có trách nhiệm ghi nhận, phản ánh kết quả hoạt động học - chơi của các cháu ở lớp, cũng như những khó khăn của lớp đến Ban đại diện của trường. Đồng thời triển khai các nội dung, hoạt động của Ban đại diện trường đến cha mẹ học sinh của lớp.
- Chi hội trưởng cùng với các thành viên của ban Đại diện cha mẹ học học sinh của lớp có trách nhiệm cùng thực hiện các nội dung, công việc đã được thống nhất trong kế hoạch, nghị quyết đặt ra.
IV. Dự kiến các khoản tài chính.
1. Về công tác thu.
- Về hình thức: vận động, tự nguyện đóng góp theo khả năng là chính, không bắt buộc. Không đề ra mức thu bình quân.
2. Về công tác chi, sử dụng kinh phí của hội.
- Quỹ hội của lớp sử dụng mua sắm, chi tiêu theo đề nghị thực tế của lớp.
- Chi hỗ trợ các ngày lễ hội, hội thi, quà cuối năm học cho trẻ do Ban đại biện lớp vận động thực hiện.
- Khi chi theo kế hoạch hay chi phát sinh thì Hiệu trưởng phải làm văn bản đề nghị đến Ban ĐDCMHS xem xét và có quyết định chi phù hợp.
3. Ban đại diện CMHS cùng với nhà trường thực hiện vận động các tổ chức, cá nhân để thực hiện hỗ trợ nhà trường theo bảng đề nghị. Cụ thể
- Vận động trồng cây xanh, hoa kiểng trong sân trường.
- Quà tết trung thu.
- Phát quà cho học sinh cuối năm, quà 1/6.
- Hỗ trợ tập sách cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Làm mái che…
Trên đây là kế hoạch hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trường mẫu giáo Phước Hậu, nhiệm kỳ 2019-2020./.
Nơi nhận:
- BLĐ MG Phước Hậu; -TV.BĐD.CMHS - Lưu. |
TM. BAN ĐDCMHS TRƯỞNG BAN Đặng Quốc Việt |
BAN ĐD CHA MẸ HỌC SINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc | |
Phước Hậu, ngày tháng 9 năm 2019 |
QUI CHẾ
HOẠT ĐỘNG BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
NHIỆM KỲ 2019-2020
HOẠT ĐỘNG BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
NHIỆM KỲ 2019-2020
Căn cứ Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban Đại diện Cha Mẹ học sinh trường mẫu giáo Phước Hậu xây dựng Quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2019-2020 như sau:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ qui định về ban đại diện cha mẹ học sinh bao gồm tổ chức hoạt động, trách nhiệm quản lý của ban đại diện cha mẹ học sinh trường mẫu giáo Phước Hậu.
2. Điều lệ này áp dụng với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và các hội viên hội phụ huynh của trường mẫu giáo Phước Hậu.
Điều 2. Nguyên tắc và tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ học sinh đang có con đang theo học ở trường mẫu giáo Phước Hậu cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động phục vụ công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN ĐD CHA MẸ HỌC SINH
Điều 3. Tổ chức của ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp gồm 3 đến 5 thành viên, trong đó 1 trưởng ban và 1 phó trưởng ban.
2. Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm 7-9 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban; 01 phó ban; các thành viên thường trực.
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh là một năm học. Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban đại diện cha mẹ học sinh.
1. Nhiệm vụ:
- Phối hợp với nhà trường và giáo viên, tổ chức các hoạt động giáo dục chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bồi dưỡng khuyến kích trẻ có năng khiếu vẽ trang, văn nghệ, giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
- Phối hợp với nhà trường, giáo viên chuẩn bị nội dung các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học.
2. Quyền ban đại diện CMHS:
- Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp. Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý, nuôi dưỡng chăm giáo dục giáo dục trẻ để kiến nghị với giáo viên về biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
- Là thành viên trong Ban chỉ đạo công tác xã hội hóa của trường.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động chương trình lễ hội của trường.
- Đóng góp việc tổ chức ăn bán trú, trang bị đồ dùng học tập cá nhân trẻ.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền của trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
1. Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh :
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của cha mẹ học sinh, của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phân công nhiệm vụ cho các phó trưởng ban, các thành viên thường trực để thông qua tại cuộc họp toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh trường;
- Chuẩn bị nội dung các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Tập hợp ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, của cha mẹ học sinh để thống nhất với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết.
2. Quyền của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:
- Chủ trì các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường (trừ cuộc họp cử trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường) Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Định kỳ làm việc với Hiệu trưởng về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Giải quyết kiến nghị của cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục của nhà trường;
3. Nhiệm vụ, quyền của phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ giúp việc trưởng ban, thay mặt trưởng ban phụ trách một số công việc được phân công; chủ trì cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường nếu được trưởng ban uỷ quyền.
4. Nhiệm vụ của các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường phân công.
Điều 7. Trách nhiệm và quyền của cha mẹ học sinh.
1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh.
- Phối hợp với nhà trường trong việc quản lý nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ và thực hiện những nhiệm vụ do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra.
- Phối hợp với giáo viên để tuân thủ quy định của Điều lệ và nội quy nhà trường. Chịu trách nhiệm đối với sai phạm, khuyết điểm của con em mình theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của cha mẹ học sinh.
- Cha mẹ học sinh có các quyền quy định tại Điều 95 của Luật Giáo dục, có quyền kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho con em mình.
- Ứng cử, đề cử vào Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Từ chối ủng hộ khi được Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đề xuất các khoản ủng hộ, nếu bản thân không tự nguyện.
- Thực hiện hoặc không thực hiện những nội dung chưa được thống nhất ý kiến trong cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh hoặc cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 8. Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh.
- Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
- Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
2. Các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và họp bất thường khi có ít nhất 50% số thành viên hoặc trưởng ban đề nghị.
3. Nhiệm vụ của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các nội dung, kế hoạch hoạt động đã được thảo luận, thống nhất trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Điều 9. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.
- Qui trình như sau:
+ Tại phiên họp đầu năm, Ban đại cha mẹ học sinh trường thông qua dự kiến kế hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trên cơ sở kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm học.
+ Xin ý kiến đóng góp của ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp trong hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm về việc trích nộp kinh phí hoạt động cho ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
+ Kinh phí trích hỗ trợ cho ban đại diện cha mẹ học sinh trường sẽ được thảo luận thống nhất trong cuộc họp.
2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh.
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.
- Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
- Kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
+ Tổ chức Hội nghị Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường, Hội nghị cha mẹ học sinh lớp.
+ Tổ chức các lễ hội, phong trào thi năng khiếu của trẻ.
+ Hỗ trợ phát quà cho trẻ cuối năm học.
3. Nguyên tắc việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
+ Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
+ Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Quy chế này được áp dụng cho năm học 2019-2020. Tùy điều kiện hoàn cảnh cụ thể, có thể bổ sung Quy chế để phù hợp với tình hình hoạt động thực tế, nhưng không được trái với Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh được ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Những ý kiến đóng góp cho Quy chế sẽ được Ban ĐDCMHS trường ghi nhận và chọn lọc bổ xung để Quy chế được hoàn chỉnh hơn.
3. Chỉ có Ban đại diện cha mẹ học sinh trường mẫu giáo Phước Hậu năm học 2019 - 2020 mới được thay đổi Quy chế này./.
Nơi nhận: - Thành viên BĐCMHS trường; - Trường MGPH. |
TB. ĐDCMHS
Trưởng ban Đặng Quốc Việt
|