Trường Mẫu giáo Phước Hậu

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM” GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC
TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC HẬU

Số: 05/KH-MGPH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phước Hậu, ngày 03 tháng 02 năm 2017
 
   KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
    “XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
   GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
 
Thực hiện Kế hoạch số 56/KH-BGD ĐT ngày 25/01/2017 của Bộ GD&ĐT và công văn chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc về việc triển khai, thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 52/KH-MG ngày 24 tháng 9 năm 2016 của trường Mẫu giáo Phước Hậu về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017;      
Căn cứ vào kết quả rà soát các tiêu chí xây trường trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và điều kiện thực tế tại trường. Trường mẫu giáo Phước Hậu xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể như sau:
          I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Tổng số CB,GV,NV: 28. Trong đó: CBQL: 02, GV 16, NV: 10.
Tổng số học sinh: 266 cháu = 9 lớp. Trong đó: 1 lớp 3 tuổi: 26 cháu; 4 lớp 4 tuổi: 120 cháu; 4 lớp 5 tuổi: 120 cháu).                                         
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc, sự đồng thuận của CBQL,GV,NV trong nhà trường.
-  Đội ngũ giáo viên đã được trẻ hóa và được nâng cao dần về chất lượng, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn ngày càng tăng 10/17 đạt tỷ lệ 58,8%, giáo viên có tinh thần tự học tự rèn trong chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trường hiện đang có 2 GV đang theo học lớp đại học.
- Nhận thức của các cấp, các ngành tại địa phương và phụ huynh học sinh đối với GDMN đã được nâng lên rõ rệt. Phụ huynh đã quan tâm phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Khó khăn:
- Đa số phụ huynh trong trường chủ yếu làm nông nghiệp là chính, do vậy mức thu nhập của gia đình các cháu còn thấp, chưa ổn định dẫn đến điều kiện chăm lo cho con em của nhiều gia đình còn hạn chế.
- Mặc dù đã được đầu tư xây dựng CSVC và được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia nhưng trường vẫn chưa đủ phòng học cho các cháu trong độ tuổi 3-4 tuổi. Do vậy trường chỉ nhận trẻ theo số phòng hiện có.
- Tuy đội ngũ GV đã được trẻ hóa, nhưng vẫn còn nhiều GV còn thiếu kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Đồng thời vẫn còn một số GV cao tuổi, do vậy có nhiều hạn chế về việc sử dụng công nghệ thông tin và máy vi tính, nên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của chương trình GDMN hiện nay.
            II. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Đảm bảo về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
- Môi trường giáo dục trong trường mầm non mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng, tạo những điều kiện, cơ hội, tình huống cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
- Cán bộ quản lý, GVMN được nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp điều kiện cụ thể của trường, nhóm lớp, địa phương.
- Huy động sự tham gia hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ, phối hợp trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
            III. NỘI DUNG.
          1. Đối với BGH:
          - Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề theo từng năm học, theo từng giai đoạn; triển khai đúng, đủ, kịp thời đến toàn thể giáo viên trong nhà trường; thực hiện nghiêm túc hiệu quả; kiểm tra, giám sát và khen thưởng kịp thời.
         - BGH tham gia các lớp Bồi dưỡng CBQL, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn dành cho GVMN về quan điểm giáo dục LTLTT trong Chương trình GDMN do SGD và PGD chức.
         - Chỉ đạo và thực hiện xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động CSGD trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT.
        - Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục LTLTT.
       - Chỉ đạo GV tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT.
       - Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho đội ngũ GV về những vấn đề còn vướng mắc. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm, dự giờ đột xuất, dự giờ có báo trước góp ý rút kinh nghiệm kịp thời cho đội ngũ GV.
       - Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, thi đồ dùng tự tạo cấp trường.
       - Cuối mỗi năm học tổ chức cho đội ngũ GV nhận xét rút kinh nghiệm chuyên đề.
       - Làm tốt công tác xã hội hóa huy động nguồn lực của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện XDCSVC, môi trường góp phần thực hiện chuyên đề có hiệu quả.
       2. Đối với GV:
         - Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề.
         - Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ và kế hoạch GD của nhà trường, bộ tiêu chí hướng dẫn hoạt động giáo dục cho trẻ MG theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, đối tượng trẻ về khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống để xác định mục tiêu, hoạt động, phương pháp phù hợp.
       - Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.
       - Tham gia hội thi GV giỏi và đồ dùng tự làm cấp trường, cấp huyện (nếu có).
       - Tham gia hội thi về xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường.
         - Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.
          IV. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG MN LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM.
1. Môi trường giáo dục:
- Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
- Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
- Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú. Các góc hoạt động trong và ngoài nhóm, lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
- Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
- Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục:
Kế hoạch giáo dục (KHGD) thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:
- Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.
- Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN và có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp.
- Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ năng sống cho trẻ.
- Thể hiện tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
3. Tổ chức hoạt động giáo dục:
- Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
- Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
- Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ, sự phát triển của từng cá nhân trẻ.
- Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
- Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Động viên, khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ:
- Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
- Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng KHGD, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
- Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”:
- Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN và hướng dẫn CSGD trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
- Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong CSGD trẻ.
- Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ, để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
- Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong CSGD trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
          V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.
          1. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
- Tập trung chỉ đạo việc rà soát điều kiện của nhà trường theo yêu cầu của tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở kết quả kiểm tra rà soát lựa chọn và đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, môi trường giáo dục về tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Căn cứ vào Kế hoạch của phòng GD&ĐT, nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên đề phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường và địa phương.
- Tăng cường đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lớp và ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, trang thiết bị, môi trường GD, về tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, quy hoạch các khu vực trong nhà trường theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp mang tính mở, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn lực của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện chuyên đề.
2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GVMN:
- Tổ chức thảo luận, tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cho cán bộ quản lý và giáo viên toàn trường.
- Căn cứ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, để xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Lựa chọn lớp để tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình lớp điểm để triển khai thực hiện chuyên đề.
3. Đẩy mạnh công tác truyền thông:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với cha mẹ trẻ và cộng đồng; phối hợp thực hiện các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảng tuyên truyền của trường mầm non, nhóm lớp, tuyên truyền qua các giờ đón/trả trẻ.
- Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" phù hợp với địa phương.
- Tổ chức Hội thi "Trường mầm non xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" giữa các lớp theo tiêu chí đã hướng dẫn.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình lớp thực hiện tốt chuyên đề.
          VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN.
Thời gian thực hiện: Từ năm học 2016 - 2017 đến hết năm học 2019 - 2020.
          VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của nhà trường; các nguồn ủng hộ, tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn và các bậc phụ huynh.
2. Căn cứ nội dung kế hoạch, nhà trường lập dự toán chi hàng năm.
          VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Năm học 2016 - 2017:
 - Tổ chức rà soát thực trạng theo Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 - 2020”.
- Chỉ đạo thực hiện điểm tại 2 lớp (lớp lá 1 và lớp chồi 1).
- Tập huấn hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Chỉ đạo GV tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của chuyên đề với cha mẹ trẻ và cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD để huy động nguồn lực cho việc thực hiện chuyên đề.
- BGH thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm kịp thời cho đội ngũ GV.
- Cuối năm học tổ chức cho giáo viên đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chuyên đề.
- Báo cáo tình hình, đánh giá kết quả triển khai chuyên đề trong năm học gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học.
2. Năm học 2017 - 2018:
- BGH, GV tham gia tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức (nếu có).
- Triển khai, hướng dẫn thực hiện chuyên đề cho đội ngũ GV tại đơn vị.
- Kiểm tra, dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề của đội ngũ GV.
- Tiếp tục chỉ đạo, đầu tư xây dựng lớp điểm.
- Tổ chức hội thi về xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp trường, tham gia thi cấp huyện.
- Tham quan, học tập kinh nghiệm của một số trường thực hiện điểm áp dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non tại các trường trong huyện.
- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm 02 năm học triển khai thực hiện chuyên đề. Báo cáo, đánh giá kết quả triển khai chuyên đề, gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học.
3. Năm học 2018 - 2019:
- Tiếp tục chỉ đạo, đầu tư xây dựng lớp điểm.
- Bồi dưỡng, tập huấn về việc thực hiện chuyên đề cho đội ngũ GV.
- Cuối năm học tổ chức cho đội ngũ giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm chuyên đề.
- Báo cáo, đánh giá kết quả triển khai chuyên đề trong năm học gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học.
4. Năm học 2019 - 2020:
- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề trong các nhóm, lớp.
- Hoàn thiện mô hình điểm và có kế hoạch nhân rộng mô hình điểm về chuyên đề.
- Tổ chức tổng kết 05 năm thực hiện chuyên đề, rút kinh nghiệm và phương hướng triển khai thực hiện chuyên đề trong giai đoạn tiếp theo. Báo cáo, đánh giá kết quả triển khai chuyên đề giai đoạn 2016-2020 gửi về Phòng GD&ĐT.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020” của trường MG Phước Hậu. Nhà trường rất mong được nhận sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Cần Giuộc, để thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả cao. Đồng thời yêu cầu CB,GV,NV toàn trường nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra./.
 
      Nơi nhận:                                                                                                  HIỆU TRƯỞNG
   -  Phòng GD&ĐT (để b/c);                                                       
   -  Các Tổ chuyên môn, GV (để t/h);
   -  Lưu VP./.                                                                                               Mai Thị Ngọc Giàu