Trường Mẫu giáo Phước Hậu

kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

              PHÒNG GD-ĐT CẦN GIUỘC                                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
            TRƯỜNG  MG PHƯỚC HẬU                                                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
             Số :       /KH-MGPH                                                                Phước Hậu,  ngày  21 tháng 9 năm 2020
 
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG
 TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG HỌC
 
Căn cứ công văn số 13/2010/TT-BGD-ĐT, ngày 15/4/2010 của BGD – ĐT  về việc “xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong các cơ sở GDMN”;
Căn cứ chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 1 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
Trường Mẫu Giáo Phước Hậu đề ra kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ trong trường học” năm học 2020 -2021 như sau:
I . ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
- Tổng số CBGV-NV: 33.
- Tổng số lớp: 10.
- Số giáo viên  trực tiếp dạy lớp: 21.
- Số học sinh năm học: 2020 - 2021: 320.
- Cán bộ Y tế  và chữ thập đỏ của trường: 01.
- Ông:  Trần Quốc Tiền 
+ Có trình độ Trung cấp y tế, đã qua tập huấn phòng, chống, tai nạn, thương tích cho trẻ trong nhà trường.
+ Nhận xét: Có năng lực chuyên môn, yêu nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Cơ sở vật chất:
+ Trường gồm có 2 điểm trường. Điểm chính đặt tại ấp Long Khánh và điểm phụ đặt tại ấp Long Giêng, xã Phước Hậu.
+ Trường có trang bị cây nẹp, băng keo, gạt, bông gòn... để phục vụ cho công việc phòng, chống, tai nạn, thương tích.
           + Trường có trang bị bao tay, khẩu trang y tế, nước rửa tay diệt khuẩn... để phòng chống một số bệnh truyền nhiễm và Covid-19.
+ Môi trường sư phạm: Đảm bảo luôn sạch sẽ, thoáng mát đủ điều kiện cho nhân viện y tế, giáo viên và học sinh làm việc và học tập, sinh hoạt, vui chơi.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ:
1. Mục đích :
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của  CBGV-NV trong đơn vị trường học và cha mẹ học sinh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường.
- Giúp CBGV-NV và học sinh hiểu rõ các tác hại và nguy cơ của dịch bệnh và tai nạn. 
* Về kiến thức :
- Biết được quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN.
- Cung cấp phân tích cách thu thập thông tin về tai nạn thương tích, nội dung chi của công tác y tế trong trường học, để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch  phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
* Về kỹ năng :
- Biết cách sử dụng bảng kiểm trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường.
- Biết cách vận dụng thông tư quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường cho học sinh, vào việc kiểm soát, giám sát và đánh giá môi trường an toàn trong trường học, thực hiện chủ động thực hiện xây dựng kế hoạch hành động, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và giảm tối đa số trẻ bị tai nạn thương tích trong nhà trường.
* Về nhận thức:
Có ý thức xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong nhà trường. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng thành viên trong nhà trường, để việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
2 .Yêu cầu :
CBGV-NV xác định công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường là công tác trọng tâm và cấp bách cần phải được chỉ đạo quyết liệt trong toàn trường trong giai đoạn hiện nay. Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế trong việc tuyên truyền, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ và xây dựng phương án xử lý khi có tai nạn xảy ra trong nhà trường.
3 . Nhiệm vụ của CBGV và học sinh: 
- Giáo viên dạy lớp có trách nhiệm ghi nhận, theo dõi trẻ và tuyên truyền đến PHHS để báo cáo kịp thời cho Ban chỉ đạo trong nhà trường và cơ quan Y tế xác định và tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra tai nạn  trong nhà trường.
- GVCN lớp liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh qua (sổ bé ngoan và số điện thoại…)   khi có sự cố xảy ra trong nhà trường.
- Thực hiện tốt các biện pháp về môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.
- Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường.
- Trong năm  không có trẻ bị tử vong và thương tích nặng xảy ra trong nhà trường.
- Tham gia tích cực các hoạt động quy định theo bảng kiểm để được công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường đạt yêu cầu theo quy định.
- Tích cực tham gia, tuyên truyền việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
III. NỘI DUNG: 
1. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích: 
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường gồm có 07 thành viên (HT, PHT, CTCĐ, các Khối trưởng, TTND).
*  Thành phần gồm:
+ Hiệu trưởng là trưởng ban chỉ đạo, nhân viên y tế là Phó ban chỉ đạo, PHT , CTCĐ cơ sở, Tổ khối trưởng, giáo viên là ủy viên ban chỉ đạo.
+ Ban chỉ đạo Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học, xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai các biện pháp, thực hiện có hiệu quả về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong đơn vị.
+ Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, báo cáo thường xuyên về ban chỉ đạo, có sơ kết, tổng kết việc thực hiện  của  đơn vị.
2. Công tác tuyên truyền,  giáo dục:
- Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học, phối hợp chặt chẻ với chính quyền, Y Tế địa phương, PHHS  thực hiện tốt công tác tuyên truyền nội dung và các biện pháp phòng chống và giáo dục, tuyên truyền các thành viên trong đơn vị có ý thức kiểm tra và theo dõi kịp thời để phát hiện bảo vệ sức khỏe trẻ được tốt hơn và  phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ trong các điểm lớp ở địa bàn trường quản lý.
- Liên hệ Y Tế ở địa phương về các tờ tranh bướm treo ở các lớp.
- GV trực tiếp phổ biến cho PHHS nắm để phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ.
- Giáo dục học sinh có ý thức biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng.
-  Liên hệ Y Tế địa phương sưu tầm tranh ảnh tài liệu để tuyên truyền giáo dục cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Thông tin tuyên truyền kịp thời về tình hình và các biện pháp phòng tránh cho cán bộ giáo viên và học sinh trường nắm để phòng tránh.
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Biện pháp:
- Đ/C: Hiệu trưởng phổ biến trong cuộc họp hội đồng cho toàn thể CBGV-NV trường nắm nội dung  phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- GVCN, nhân viên y tế học đường của trường tuyên truyền đến tất cả học sinh.
- GVCN: Dạy lồng ghép nội dung tuyên truyền thông qua các hoạt động học và hoạt động chơi  ở các lớp.
- Ban chỉ đạo của trường thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện của các lớp.
IV . KẾ HOẠCH THỜI GIAN:
- Ngày 01/9/2020 thu thập thông tin chuẩn bị xây dựng kế hoạch.
- Ngày 21/9/2020 đến ngày 25/9/2020: Thực hiện xây dựng kế hoạch, ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo.
- Ngày 03/10/2020 triển khai kế hoạch, thực hiện tuyên truyền, tổ chức các biện pháp thực hiện  xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích tại trường học.
V. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập ban chỉ đạo  :
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ
 
1 Mai Thị Ngọc Giàu    Hiệu Trưởng - Phụ trách chung, thành lập BCĐ, họp và phân công nhiệm vụ trong BCĐ, phổ biến tuyên truyền trong hội đồng GD về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
2 Trần Quốc Tiền  NV Y tế trường học - Quản lý công tác vệ sinh, Y Tế.
3 Trần Thị Lan    CTCĐ.CS - Vận động đoàn viên công đoàn thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
4 Võ Thị Thùy Trang P. hiệu trưởng - Tuyên truyền trong học sinh , giáo viên , PHHS về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.
5 Trương Duy Lynh Phượng    Giáo viên - Phụ trách tuyên truyền học sinh tại khối phòng học lớp mầm, chồi.
6 Tạ Thị Mỹ Linh Giáo viên - Phụ trách tuyên truyền học sinh tại khối phòng học lớp lá.
7 Đổ Thị Thùy Dung Giáo viên
Giám sát việc thực hiện của các thành viên.
2. Tổ chức thực hiện :
- Xây dựng kế hoạch trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ của trường, phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo và cán bộ Y Tế trường học theo dõi và kịp thời xử lý các tình huống phòng, chống thương tích cho trẻ xãy ra trong đơn vị.
- Thực hiện giáo dục tuyên truyền trong CBGV-NV và học sinh về các biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích  cho trẻ trong nhà trường.
- Thực hiện nghiêm túc các nội dung trong kế hoạch của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích.
- Xây dựng các phương án chuẩn bị và xử lý kịp thời các tình huống  phòng, chống khi xảy ra tai nạn trong nhà trường.
3. Thông tin báo cáo :
- GVCN, nhân viên Y Tế trường học nắm thông tin hàng ngày về tình hình sức khỏe  và các hiện tượng xảy ra tai nạn để thông báo kịp thời về ban chỉ đạo.
- BCĐ trực thông tin kịp thời trong suốt thời gian học sinh học tại trường, báo cáo về trường và PGD - ĐT ngay (nếu có xảy ra tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường)
Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ của trường MG Phước Hậu năm học 2020-2021.
Nơi nhận :                                                                                                                              HIỆU TRƯỞNG                                                  - PGD&ĐT ( b/c);
- Đơn vị thực hịện (b/c);
- Lưu VT./.