Phương án an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai năm học 2019-2020
PHÒNG GD&ĐT CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:149 /PA-MGPH Phước Hậu, ngày 11 tháng 12 năm 2019
PHƯƠNG ÁN
An toàn phòng, chống thảm họa thiên tai
Năm học 2019 - 2020
Căn cứ Hướng dẫn số 972/HD-PGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2019, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2019 - 2020 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cần Giuộc;
Căn cứ kế hoạch số106/KH-MGPH ngày 28/9/2019 của trường Mẫu giáo Phước Hậu về việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2019 – 2020;
Trường Mẫu giáo Phước Hậu xây dựng phương án an toàn phòng chống, thảm họa thiên tai kể từ năm học 2019 - 2020 cụ thể như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, đồng thời khắc phục nhanh các hậu quả sau thiên tai.
- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong "quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai.
B. NỘI DUNG
I. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
1. Tổ chức phòng ngừa
a) Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh về phòng, chống thiên tai:
- Thông tin rộng rãi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh cùng biết, chủ động phòng, chống.
- Tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch lồng ghép vào các nội dung hoạt động của tổ chức mình để vận động đoàn viên tích cực thực hiện.
- Có kế hoạch đưa nội dung về phòng chống thiên tai vào giảng dạy cho học sinh, đặc biệt là các rủi ro thiên tai có thể xảy ra trong bão, lụt như: chết người, bị thương, ô nhiễm môi trường...
b) Tăng cường hệ thống thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng,
chống thiên tai.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và giáo dục Luật phòng chống thiên tai như tổ chức các cuộc thi, qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc tìm hiểu về phòng chống thiên tai trong cán bộ, công chức, viên chức và học sinh.
- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là công tác chỉ huy theo phương châm “4 tại chỗ” của Ban chỉ huy PCTT&TKCN.
c) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ ứng phó thiên tai:
- Về nhân lực: chuẩn bị lực lượng đảm bảo chấp hành tốt lệnh điều động khi có tình huống xảy ra.
- Vật tư, phương tiện, trang thiết bị: kiểm tra, rà soát mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai như: áo phao, phao tròn cứu sinh, loa cầm tay, dụng cụ sơ cấp cứu.... bằng nguồn lực sẵn có của đơn vị, các trang thiết bị này phải được bổ sung thay thế hàng năm trước mùa mưa bão.
2. Xây dựng phương án ứng phó
2.1. Phương án ứng phó thiên tai
a) Xác định nguồn nhân lực ứng phó thiên tai: Nguồn nhân lực chủ yếu là lực lượng đoàn thanh niên và huy động nhân lực tại chỗ trong đơn vị để ứng phó và khắc phục hậu quả sau thiên tai.
b) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
2.2. Phương án ứng phó cho một số loại thiên tai cụ thể
Đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy:
+ Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không đảm bảo an toàn; tập trung triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
+ Thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn đối với trường;
+ Đảm bảo thông tin liên lạc.
3. Tổ chức khắc phục hậu quả
- Cấp cứu kịp thời người gặp nguy hiểm, tìm kiếm người, phương tiện mất tích.
- Tiếp tục sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác
động của thiên tai.
- Lập kế hoạch và đề xuất sửa chữa, khôi phục, nâng cấp cơ sở vật chất.
II. Tổ chức thực hiện
Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện ở đơn vị.
Trên đây là Phương án an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai kể từ năm học 2019 - 2020 của trường Mẫu giáo Phước Hậu./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- TT các bộ phận;
- Lưu.
Mai Thị Ngọc Giàu