Trường Mẫu giáo Phước Hậu

Phương án phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong nhà trường năm học 2021-2022

   PHÒNG GDĐT CẦN GIUỘC                                                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU                                                                                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
          Số:172/PA-MGPH                                                                                 Phước Hậu, ngày 27 tháng 10 năm 2021
 
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI, BẠO LỰC  TRONG NHÀ TRƯỜNG
 NĂM HỌC 2021 -2022
 
Căn cứ Hướng dẫn số 1352/HD-PGĐT ngày 15/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2021-2022;
Căn cứ kế hoạch số 160/KH-MGPH ngày 15/10/2021 của trường Mẫu giáo Phước Hậu về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;
 Căn cứ tình hình thực tế, Trường mẫu giáo Phước Hậu xây dựng phương án phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường năm học 2021-2022  như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích:
- Nâng cao trách nhiệm của Ban Lãnh đạo nhà trường trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học.
- 100% CB,GV,NV trong nhà trường được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành, biện pháp can thiệp khi xảy ra các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ trong nhà trường.
- Phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường xâm nhập vào trường học.
2. Yêu cầu:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và trẻ nhằm đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.
Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo lực học đường. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Phòng Giáo dục, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh.
Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.
II. Nội dung phương án:
Tổ chức cho CB,GV,NV kí cam kết không vi phạm bạo lực học đường (BLHĐ), giao ước thi đua không vi phạm các hành vi đánh nhau, vô lễ, gây mất đoàn kết nội bộ.
Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai đề án phòng chống BLHĐ, trong đó chú trọng các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng BLHĐ tại trường học.
Phối hợp với Công an địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến mọi cán bộ, giáo viên về các nội dung liên quan đến BLHĐ; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ trực 24/24 giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường.
Tăng cường công tác kiểm tra của ban giám hiệu nhà trường, chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính kích động vào trong trường học nói riêng và bạo lực học đường nói chung.
Tổ chức các hoạt động như: Tọa đàm, tổ chức tuyên truyên về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện.
1.Phân công trách nhiệm cho tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường
* Đối với Hiệu trưởng:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và học sinh tự giác, tích cực tham gia vào phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Xây dựng kế hoạch “phòng, chống các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường” hoạt động cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng đầy đủ các loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CBGV, học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CB,GV,NV toàn trường trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn,…
* Đối với giáo viên
Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuyên truyền giáo dục cho giáo viên về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống trong hiện nay.
Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường.
* Các đoàn thể phối hợp
Phối hợp với Ban công an xã  ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.
Bảo vệ trường làm tốt công tác trật tự trị an trong khu vực trường quản lý.
Y tế tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường, hoàn thành kịp thời đúng quy định công tác khám sức khỏe cho trẻ trong năm học.
Giáo viên tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường, thi đua xây dựng trường Xanh - sạch - đẹp - an toàn, môi trường sư phạm thân thiện; Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến nhân phẩm, danh dự trẻ.
Phối hợp với phụ huynh học sinh thường xuyên nhắc nhở, quản lí con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong lối sống, học tập, sinh hoạt bạn bè; Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo.
2.Xây dựng và triển khai phương án xử lý các tình huống bạo lực học đường có thể xảy ra.
Phối hợp với Công an địa phương cùng các cơ quan, đoàn thể của địa phương căn cứ Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, xây dựng và triển khai phương án xử lý các tình huống bạo lực học đường, bao gồm:
Tình huống bạo lực học đường từ ngoài xâm nhập vào trường học.
1. Thông tin: Mọi thành viên trong trường, khi phát hiện có đối tượng từ ngoài trường xâm nhập trái phép vào trong trường học đều có trách nhiệm báo tin cho bộ phận bảo vệ (hoặc cán bộ phụ trách an ninh, giáo viên, lãnh đạo nhà trường).
2. Bảo vệ, giáo viên hạy học sinh, sau khi nhận tin báo có trách nhiệm báo ngay với Hiệu trưởng và liên hệ với cơ quan công an, nhân viên công tác xã hội địa phương, tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ.
3. Các thành viên trong nhà trường làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp bảo vệ an toàn cho học sinh và cô lập, khống chế đối tượng gây ra bạo lực.
      4. Nhân viên y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sơ, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).
       5. BGH nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên xin ý kiến giải quyết (khi có sự việc xảy ra).
       6. Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, công an và nhân viên công tác xã hội xử lý triệt để vụ việc.
       Tình huống bạo lực học đường xẩy ra trong trường học.
       Tình huống bạo lực học đường từ nhà giáo, nhân viên, người lao động.
1. Tiếp nhận thông tin: Mọi tổ chức trong nhà trường, có trách nhiệm tiếp nhận thông tin và báo ngay với BGH nhà trường để xử lý đối với các hành vi bạo lực học đường do nhà giáo, nhân viên, người lao động trong nhà trường gây ra.
2. Các thành viên trong trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp cô lập, khống chế đối tượng gây ra bạo lực.
3. Nhân viên y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sơ, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).
     4. BGH nhà trường có trách nhiệm xác minh, mời các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cùng xử lý vụ việc.
    5. BGH nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên xin ý kiến giải quyết.
       Tình huống bạo lực học đường từ học sinh
1. Thông tin: Mọi thành viên trong nhà trường khi phát hiện có hành vi bạo lực học đường trong trường học do học sinh gây ra đều có trách nhiệm báo tin ngay cho bộ phận bảo vệ (hoặc an ninh, giáo viên) và BGH nhà trường biết.
2. Bảo vệ, BGH, giáo viên, học sinh trong nhà trường có trách nhiệm liên hệ với cơ quan công an và nhân viên công tác xã hội địa phương, tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ.
3. Các thành viên trong trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công bằng mọi biện pháp cô lập, khống chế đối tượng gây ra bạo lực.
     4. Nhân viên y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để sơ, cấp cứu cho nạn nhân (nếu có) và gọi cấp cứu (nếu cần).
          5. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm liên hệ với gia đình học sinh để kịp thời phối hợp xử lý.
6. BGH nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên.
7. Phối hợp với chính quyền địa phương, công an và nhân viên công tác xã hội xử lý triệt để vụ việc.
       Tình huống bạo lực từ học sinh của nhà trường gây ra ở ngoài trường học
1. Tiếp nhận thông tin: Mọi tổ chức, cá nhân trong nhà trường có trách nhiệm tiếp nhận và báo cáo ngay với BGH nhà trường để phối hợp xử lý đối với các hành vi bạo lực học đường của HS trong trường gây ra ở ngoài trường học.
2. BGH nhà trường xác minh thông tin và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm liên hệ với gia đình học sinh để cùng phối hợp xử lý.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương, công an, nhân viên công tác xã hội và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cùng xử lý vụ việc.
3. Tổ chức sơ kết và chế độ báo cáo
          Hằng năm, nhà trường tiến hành sơ kết, đánh giá công tác phòng, chống bạo lực học đường. Khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể lớp, các tổ chức trong nhà trường thực hiện tốt, hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực học đường.
III. Tổ chức thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng phương án phòng, chống bạo lực học đường trong nhà trường, hướng dẫn các bộ phận triển khai thực hiện phương án.
Trên đây là phương án triển khai công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường kể từ năm học 2021 – 2022  của trường Mẫu giáo Phước Hậu. Yêu cầu các tổ, bộ phận, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:                                                                                                                           TRƯỞNG BAN                            
- TTCM, TTVP;
- Lưu VT.     
 
                                                                                                                                        Mai Thị Ngọc Giàu