Trường Mẫu giáo Phước Hậu

Kế hoạch thực hiện chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực năm 2021

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU                                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
       Số:46/KH-MGPH                                                          Phước Hậu, ngày 02 tháng 4 năm 2021
 
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực
trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 của trường mẫu giáo Phước Hậu
 
 
Thực hiện Kế hoạch số 433/KH-PGDĐT ngày 29/3/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc về  việc thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giai đoạn 2021-2025 của ngành GD&ĐT. Trường mẫu giáo Phước Hậu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giai đoạn 2021-2025 với nội dung cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong ngành GD&ĐT góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực theo chức trách, nhiệm vụ được giao. 
Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ; công tác truyền thông nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC), người lao động và học sinh trong nhà trường về Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực có thể xảy ra trong nhà trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ các hành vi dẫn đến vi phạm, biện pháp xử lý, chế tài đối với hành vi vi phạm bạo lực trên cơ sở về giới.
2. Các chỉ tiêu đến năm 2025
- Tối thiểu 50% người bị bạo lực trên cơ sở giới tìm kiếm sự trợ giúp từ cơ quan cung cấp dịch vụ.
- 100% trường hợp có nhu cầu trợ giúp về bạo lực trên cơ sở giới được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau.
II. Đối tượng, phạm vi và yêu cầu
1. Đối tượng, phạm vi
Tất cả CBGV-NV, tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các cá nhân có liên quan đến công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong phạm vi nhà trường.
 
2. Yêu cầu
 Kế hoạch được triển khai nghiêm túc, đồng bộ tại các cơ sở giáo dục trong toàn ngành; công tác phối hợp với ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp trong việc triển khai Kế hoạch phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của đơn vị, địa phương.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả đến đội ngũ CB, CC, VC, người lao động và học sinh tại đơn vị:
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2008;
- Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11  được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN  Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2007;
- Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015;
- Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016 và có hiệu lực thi hành ngày 01/6/2017;
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
  - Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ về quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
- Quyết định số 2232/QĐ-TTg ngày 28/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định 2282/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030”; 
  - Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT về tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục. 
- Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2017 của Bộ GD&ĐT về ban hành  Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tiếp theo;
2. Nhà trường triển khai thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới bằng các hình phù hợp với các nhóm đối tượng người dạy, người học trong nhà trường:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, vai trò người đứng dầu đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và cá nhân trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông tới các nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu vận động chính sách và vận dụng xã hội, tạo sự thay đổi trong nhận thức và hành động về bình đẳng giới trong đội ngũ; thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình văn hóa và phòng, chống bạo lực gia đình; chú trọng sự tham gia của những người có uy tín trong nhà trường, trong phụ huynh học sinh, trong cộng đồng, trong nam giới, trẻ em trai, thanh niên nhằm tạo sự thay đổi trong xã hội. Tập trung đẩy mạnh chiến dịch truyền thông trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm); hưởng ứng ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (ngày 25/11 hàng năm); Tháng hành động Quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (từ ngày 01/6 đến ngày 30/6 hàng năm).
- Tăng cường hoạt động Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong nhà trường.
3. Phối hợp cùng ngành chức năng triển khai nâng cao hiệu quả các mô hình, cơ sở cung cấp dịch vụ phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới theo chức trách, nhiệm vụ được giao:
- Triển khai thực hiện, thông tin đến đội ngũ, Tổng đài điện thoại quốc gia (111) hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Phối hợp xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong công tác thông tin, tuyên truyền tại các đơn vị
- Phát huy vai trò tổ tư vấn tâm lý học đường; nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp; tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình, kịp thời phát hiện, nắm bắt diễn biến tâm tư, tình cảm, tâm sinh lý trong học sinh, trong đội ngũ nhằm kịp thời phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong nhà trường.
4. Chọn cử CB, CC, VC tham dự các lớp tập huấn, lồng ghép tập huấn nâng cao năng lực năng lực cho đội ngũ, cộng tác viên phụ trách lĩnh vực liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường công tác rèn luyện, giáo dục  kỹ năng sống, giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng tự vệ, phòng chống xâm hại tình dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh phòng chống bạo lực học đường, có chú trọng đến các đối tượng yếu thế, đối tượng dễ bị ảnh hưởng đặc biệt là đối tượng học sinh có nguy cơ bị bạo hành hoặc có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường.
5. Tăng cường công tác truyền thông về giáo dục để huy động sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ từ xã hội, huy động hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các cơ quan, doanh nghiệp, Cha mẹ học sinh trong công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại đơn vị.
6. Đánh giá kết quả triển khai Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại đơn vị.
7. Chủ trì phối hợp với ban ngành đoàn thể có liên quan, đoàn thể  trong nhà trường rà soát tiêu chuẩn về trường học an toàn, thân thiện không bạo lực; thực hiện phong trào: xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
8. Triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đồng bộ với các chương trình, đề án, kế hoạch tương đồng, đảm bảo sự đồng bộ, không làm phân tán nguồn lực của đơn vị:
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 09/4/2019 của UBND huyện Cần Giuộc về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường 
- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh theo:
+ Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV ;
+ Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;
+ Chỉ thị số 17/2013/CT-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Long An về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh; 
+ Quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND tỉnh Long An ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2015-2020"; 
+ Kế hoạch số 514/KH-UBND ngày 05/02/2020 của UBND huyện Cần Giuộc về thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa  ứng  xử trong trường học giai đoạn 2020-2025” trên địa bàn huyện Cần Giuộc; 
+ Kế hoạch số 744/KH-PGDĐT ngày 11/7/2019 của Phòng GD&ĐT về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025 của ngành GD&ĐT huyện Cần Giuộc;
- Công văn số 5850/UBND-VHXH của UBND huyện Cần Giuộc về việc triển khai Quy chế phối hợp ba môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội  theo Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh;
- Công tác đảm bảo an ninh trật tự trường học theo kế hoạch liên ngành số 65/KHLN-PGDĐT-CAH, ngày 28/3/2016 giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo – Công an huyện và Quy chế phối hợp số 54/QCPH/PGD&ĐT-CAH, ngày 11/3/2016 giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo – Công an huyện về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục;
- Chiến lược phát triển thanh niên Kế hoạch số 3274/KH-SGDĐT ngày 13/12/2017 của Sở GD&ĐT về việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn II (2017-2020) của ngành GD&ĐT Long An.
- Kế hoạch phối hợp và quy chế phối hợp giũa nhà trướng với Công an xã hàng năm.
IV. Kinh phí thực hiện 
Sử dụng nguồn kinh phí được giao hàng năm của đơn vị.
V. Chế độ báo cáo
Định kỳ vào ngày 08/12 hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Phòng GD&ĐT (Uyên Phương) để tổng hợp báo cáo UBND huyện (Phòng LĐTB&XH huyện)  theo quy định.
VI. Tổ chức thực hiện 
a) Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả  nhiệm vụ, giải pháp được nêu tại kế hoạch này phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Triển khai thực hiện đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra. 
b)  Công đoàn cơ sở trường học: trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ tham gia, phối hợp cùng nhà trường triển khai các hoạt động của Kế hoạch; lồng ghép các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, kế hoạch liên quan.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giai đoạn 2021-2025 của Trường mẫu giáo Phước Hậu. Ban lãnh đạo nhà trường yêu cầu tất cả CBGV-NV nghiêm túc thực hiện nội dung Kế hoạch này./.
 
Nơi nhận:                                                                                 HIỆU TRƯỞNG 
- Phòng GD&ĐT;
- CTCĐ trường;
- Lưu: VT. 
 
                                                                                               Mai Thị Ngọc Giàu