Kế hoạch phòng chống bạo hành trẻ em năm học 2022-2023
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số:272/KH-MGPH |
Phước Hậu, ngày 06 tháng 10 năm 2022 |
Thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non” năm học 2022-2023
Căn cứ Công văn số 1065/BGDĐT-GDMN ngày 26/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đảm bảo an toàn phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non;
Thực hiện Kế hoạch số 2099/KH-PGDĐT ngày 01/10/2022 của Phòng GDĐT Cần Giuộc về thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em trong các cơ sở GDMN” trên địa bàn huyện Cần Giuộc;
Trường mầm MG Phước Hậu xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non” năm học 2022-2023 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ trong nhà trường.
- 100% CB,GV,NV trong trường được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo hành theo quy định.
- Phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
2. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh đảm bảo các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành.
- Phát huy sức mạnh của tập thể, huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia phong trào đấu tranh giữ gìn đảm bảo ANTT trường học, các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với PGD&ĐT, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, gia đình, nhằm đảm bảo an toàn, phòng ngừa hỗ trợ, can thiệp kịp thời trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
- Chủ động phòng ngừa, không để có những hành động bạo hành trẻ em trong nhà trường.
II. NỘI DUNG:
1. Nhiệm vụ
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đảm bảo trẻ được chăm sóc và bảo vệ tốt, đảm bảo an tuyệt đối cho trẻ khi đến trường.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cha mẹ trẻ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động lồng ghép nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em vào hoạt động giảng dạy đảm bào nhẹ nhàng phù hợp, không gò bó để trẻ được trang bị kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân.
- Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để cùng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí trẻ, xây dựng trường học hạnh phúc.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo hành trẻ cho CB,GV,NV và phụ huynh học sinh tại đơn vị; phối hợp giữa nhà trường, gia đình, cơ quan công an và các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo hành trẻ xảy ra trong và ngoài nhà trường.
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ cha mẹ trẻ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động lồng ghép nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em vào hoạt động giảng dạy đảm bào nhẹ nhàng phù hợp, không gò bó để trẻ được trang bị kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân.
- Tăng cường công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để cùng quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng - giáo dục trẻ. Nâng cao hiệu quả công tác quản lí trẻ, xây dựng trường học hạnh phúc.
- Tiếp tục thường xuyên quán triệt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ qui định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
2. Giải pháp
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Tiếp tục thường xuyên quán triệt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ qui định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Nhà trường hướng dẫn, triển khai Kế hoạch công tác phòng, chống phòng, chống bạo hành trẻ đến 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên; tổ chức ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên chủ nhiệm các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”
- Trường chỉ đạo, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho 100% CB,GV,NV; thực hành có hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; duy trì hoạt động tư vấn tâm lý cho Phụ huynh và học sinh, lập hồ sơ theo dõi những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh cá biệt, học sinh có vấn đề cần giúp đỡ tâm lý.
- Phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền đến 100% cán bộ, giáo viên, học sinh về các nội dung liên quan đến bạo hành trẻ em; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của CB,GV,NV, cha mẹ trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm về bạo hành trẻ em. Phát huy vai trò của Chi đoàn Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ kiểm tra, theo dõi, giám sát, phát hiện kịp thời khi có hiện tượng CB,GV,NV trong trường vi phạm, để có biện pháp giải quyết, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định.
2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
- Trường MG Phước Hậu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt, có chất lượng:
+ Duy trì thực hiện hiệu quả chuyên đề “Giáo dục lễ giáo”.
+ Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhất là kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân, giải quyết các tình huống thông qua giáo dục tích hợp vào các hoạt động trong nhà trường.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật có liên quan đến quyền của trẻ em; cho trẻ làm quen với ý thức chấp hành pháp luật.
- CBGVNV làm gương thực hiện ứng xử trong cơ sở giáo dục theo đúng quy định, tuyệt đối không vi phạm đạo đức nhà giáo.
2.3. Hoạt động tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên nhằm tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý trẻ, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.
- Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,...) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
- Cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo tại đơn vị thiết thực hiệu quả đảm bảo theo tình hình thực tế địa phương.
2.3. Công tác phối hợp
- Ban Lãnh đạo nhà trường phối hợp cùng với Công đoàn thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ngành và Bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường. Phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, không có bạo lực học đường;
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích và bạo lực học đường (theo quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh Long An, văn bản số 432/GDĐT ngày 17/3/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo - gửi kèm - về quy chế phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội).
- Thường xuyên thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình hoạt động của trẻ và các dấu hiệu bất thường để thống nhất các biện pháp nhằm hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.
- Tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như Công an, Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ xã và các chi tổ hội ở các ấp,… tư vấn cho cha mẹ trẻ về quyền trẻ em, về công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định về môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và các mô hình tốt, cách làm hay, tạo sự lan tỏa trong toàn ngành và toàn xã hội.
III. TỔ CHỨC PHỐI HỢP THỰC HIỆN:- Trường MG Phước Hậu xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt, có chất lượng:
+ Duy trì thực hiện hiệu quả chuyên đề “Giáo dục lễ giáo”.
+ Thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, nhất là kỹ năng biết tự bảo vệ bản thân, giải quyết các tình huống thông qua giáo dục tích hợp vào các hoạt động trong nhà trường.
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đặc biệt là pháp luật có liên quan đến quyền của trẻ em; cho trẻ làm quen với ý thức chấp hành pháp luật.
- CBGVNV làm gương thực hiện ứng xử trong cơ sở giáo dục theo đúng quy định, tuyệt đối không vi phạm đạo đức nhà giáo.
2.3. Hoạt động tự bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên nhằm tư vấn tâm lý, để thường xuyên nắm bắt tâm lý trẻ, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học.
- Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục (hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát,...) để chủ động tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin về bạo lực học đường.
- Cán bộ, giáo viên tự nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo tại đơn vị thiết thực hiệu quả đảm bảo theo tình hình thực tế địa phương.
2.3. Công tác phối hợp
- Ban Lãnh đạo nhà trường phối hợp cùng với Công đoàn thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ngành và Bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường. Phối hợp xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện; xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, không có bạo lực học đường;
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc đảm bảo an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích và bạo lực học đường (theo quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 02/6/2020 của UBND tỉnh Long An, văn bản số 432/GDĐT ngày 17/3/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo - gửi kèm - về quy chế phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội).
- Thường xuyên thông tin hai chiều giữa cơ sở giáo dục và cha mẹ học sinh về hoạt động của nhà trường, tình hình hoạt động của trẻ và các dấu hiệu bất thường để thống nhất các biện pháp nhằm hỗ trợ, cung cấp cho cha mẹ học sinh kiến thức, kỹ năng trong việc đồng hành, giáo dục giúp con tiến bộ.
- Tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như Công an, Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ xã và các chi tổ hội ở các ấp,… tư vấn cho cha mẹ trẻ về quyền trẻ em, về công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định về môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và các mô hình tốt, cách làm hay, tạo sự lan tỏa trong toàn ngành và toàn xã hội.
1. Đối với công tác quản lý:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên trong trường.
- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non” cụ thể, có tính khả thi và triển khai có hiệu quả đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch bổ sung kinh phí mua sắm, xây dựng tủ sách pháp luật cung ứng một số loại sách, văn bản cần thiết cho việc tìm hiểu pháp luật của báo cáo viên và CB,GV,NV và phụ huynh học sinh có nhu cầu tìm hiểu.
- Đề ra các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả với các trường hợp vi phạm về bạo hành trẻ em trong nhà trường.
- Nhà trường phối hợp với Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên chỉ đạo GV,NV trong trường, đưa nội dung đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng, chống ma túy, bạo hành trẻ em trong các buổi họp phụ huynh.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho CB,GV,NV toàn trường trong các buổi họp hội đồng, họp chuyên môn và tổ chức thực hiện ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”.
2. Đối với cán bộ giáo viên, nhân viên:
- Giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các giờ lên lớp.
- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục cho học sinh trong trường đạt hiệu quả.
- Tuyên truyền giáo dục trong đội ngũ CB,GV,NV về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.
- Thực hiện ký cam kết giữa Nhà trường với CB,GV,NV và giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”.
- Tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích cho học sinh tham gia, để tránh xa các hành vi bạo hành trẻ.
3. Đối với phụ huynh học sinh:
- Thường xuyên nhắc nhở, bảo vệ con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong bạo hành trẻ em.
- Thực hiện việc ký cam kết giữa giáo viên các lớp với cha mẹ học sinh về việc “Nói không với hành vi bạo hành trẻ em”.
- Làm tốt công tác giáo dục con em mình thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước, luật giao thông đường bộ…
- Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo.
4. Các đoàn thể phối hợp
* Tổ chức Công đoàn:
- Nhắc nhở tất cả các đoàn viên công đoàn của đơn vị quan tâm tìm hiểu đến từng hoàn cảnh học sinh cá biệt, biết cảm thông, không quát nạt, bạo hành và đánh học sinh, không để cho học sinh đánh nhau.
- Tham mưu, tổ chức các hình thức thi đua khen thưởng để tuyên dương, khen thưởng trong các hội thi của nhà trường.
* Tổ chức Đoàn thanh niên: Giám sát các hoạt động của công tác phòng, chống bạo hành trẻ em trong nhà trường.
* Nhân viên Y tế:
- Tăng cường công tác tuyên truyền chăm sóc sức khỏe, kiểm tra đôn đốc các hoạt động vệ sinh môi trường.
- Hoàn thành kịp thời đúng quy định công tác khám sức khỏe cho trẻ trong năm học.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non” năm học 2022-2023 của trường MG Phước Hậu. Yêu cầu toàn thể CB,GV,NV trong trường nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT Cần Giuộc (để b/c); - CB,GV,NV trong trường (để t/h); - Lưu VP./. |
HIỆU TRƯỞNG Mai Thị Ngọc Giàu |