Bài thơ: MƯA
Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữBài thơ: MƯA
Đối tượng: 5-6 tuổi
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Mưa” (Nguyễn Diệu).
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ hiểu được quá trình hình thành mưa.
- Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phát âm rõ ràng, phát triển vốn từ cho trẻ.
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Mưa”.
- Rèn kỹ năng hợp tác cùng bạn
- Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- CHUẨN BỊ:
- Mũ hoa.
- Sa bàn bài thơ.
- Sân khấu.
- Xúc xắc, giáo án powerpoint.
- Tranh rôki.
- Đường đi trên dây.
- Hộp quà.
- TIẾN HÀNH:
- Hoạt động 1: Bé vui hát.
- Cô và trẻ cùng hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói đến hiện tượng gì?
- Nếu đang đi trên đường, gặp trời mưa thì các con sẽ làm gì?
- Mưa là 1 hiện tượng tự nhiên, mưa mang đến cho chúng ta một nguồn nước sạch sẽ và mát lành, vì vậy chúng ta phải biết quý trọng nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường để luôn có một nguồn nước thật sạch nha.
- Hoạt động 2: Bé làm thi sĩ.
- Hôm nay, cô sẽ dạy các con bài thơ “Mưa” của tác giả Nguyễn Diệu nha.
- Cô đọc lần 1 trên sa bàn.
- Cô tóm nội dung bài thơ: Bài thơ nói lên ích lợi của mưa đối với đời sống con người và các sinh vật trên trái đất.
- Cô đọc lần 2 trên giấy rôki.
- Giảng từ khó:
+ Mưa rơi trắng xóa: Là mưa nhìn trắng đều khắp 1 vùng trời.
+ Bong bóng phập phồng: Là phồng lên, phồng xuống nhiều lần.
- Cô đàm thoại cùng với trẻ bằng hình thức thảy xúc xắc.
- Câu 1: Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Câu 2: Trong bài thơ nói về hiện tượng gì?
- Câu 3: Một phút thể dục trên nền nhạc “Chiken dance”.
- Câu 4: Mưa rơi như thế nào?
- Câu 5: Mưa tạo thành cái gì?
- Câu 6: Mưa có ích lợi gì cho chúng ta?
- Bây giờ cả lớp mình cùng đọc thơ với cô nha.
- Để cho bài thơ được hay và sinh động hơn, thì cô mời các bạn về 3 nhóm để thảo luận và trình bày cho các bạn lớp mình cùng nghe nha. (Theo nhịp, vè, đọc ráp)
- Cô mời 1 bạn lên đọc lại bài thơ này cho các bạn nghe nha.
- Hoạt động 3: Ai nhanh hơn.
- Cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 8 bạn đi trên dây chọn hình ảnh phù hợp gắn lên bài thơ.
- Cô nhận xét, cho cả lớp đọc lần cuối.