các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì tháng 9/2018
PGD&ĐT HUYỆN CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
NĂM HỌC : 2018 – 2019
Trẻ thấp còi là trẻ có chiều cao theo tuổi thấp hơn so với trẻ bình thường cùng tuổi. SDD thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc là hậu quả của một quá trình tích lũy bắt đầu xảy ra từ thời kỳ bào thai và kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Suy dinh dưỡng là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm, chất béo làm ảnh hưởng đến sự triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh ở trẻ.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
-Tổng số học sinh: 305 học sinh. Trong đó:
+ Số trẻ suy dinh dưỡng cân nặng: 13/305 trẻ.
+ Tỉ lệ: 4.26 %.
+ Số trẻ suy dinh dưỡng chiều cao: 4/305 trẻ.
+ Tỉ lệ: 1.31 %.
II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP:
- Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu... vì thiếu kẽm l một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.
- Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
- Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.
- Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
- Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.
- Cần có sự theo dõi liên tục đều đặn hàng tháng, đánh dấu lên biểu đồ phát triển. Trẻ tăng cân là dấu hiệu bình thường, cân nặng đứng yên là dấu hiệu đe doạ, cân nặng giảm là dấu hiệu nguy hiểm. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ phát triển còn giúp ta có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hóa, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
- Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.
- Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…
- Theo dõi trẻ suy dinh dưỡng trên biểu đồ, động viên khuyến khích trẻ ăn nhiều. Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.
- Thường xuyên giới thiệu thực đơn trong tuần với nhiều loại động thực vật, rau củ quả có hàm lượng dinh dưỡng cao để thực hiện khẩu phần ăn cho trẻ.
- Tuyên truyền đến phụ huynh nắm bắt nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng trẻ để có sự hỗ trợ đồng bộ giữa gia đình và nhà trường góp phần thực hiện tốt phương án.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ để tìm nguyên nhân suy dinh dưỡng.
- Tổ chức trẻ tham quan dạo chơi,vận động, để trẻ ăn nhiều ngủ sâu dần tăng cân giảm suy dinh dưỡng.
- Các kế hoạch và biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng được lồng ghép vào các bộ môn giảng dạy trẻ trong chương trình cũng như các hoạt động, chuyên đề có liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
- Luôn nâng cao yêu cầu sáng tạo về nội dung, hình thức ở các bản tin lớp .
- Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các lần tiếp xúc, giáo viên trao đổi lồng ghép vào công tác giáo dục, tuyên truyền sức khỏe dinh dưỡng để phụ huynh hiểu biết thêm.
- Dùng nhiều phương tiện như: bản tin trường, trao đổi tuyên truyền trực tiếp, phát thanh học đường đến phụ huynh học sinh với những nội dung trọng tâm giáo dục sức khỏe cho các cháu.
- Luôn có sự đầu tư vào các hình thức tuyên truyền bằng nhiều thể loại hình hấp dẫn, hài hòa, tạo sự chú ý thu hút người xem.
- Thông tin kịp thời đến phụ huynh bằng những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm tuyên truyền cho phụ huynh có thêm những kiến thức mới.
- Khuyến khích giáo viên tham khảo tài liệu, sách báo, tủ sách chuyên môn về phương pháp chăm sóc để nâng cao vốn hiểu biết, nắm vững kiến thức tuyên truyền nhằm giúp nhà trường xây dựng chương trình và thực hiện biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng được tốt và hiệu quả hơn.
PGD&ĐT HUYỆN CẦN GIUỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
NĂM HỌC : 2018 - 2019
Thừa cân, béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức và bất thường của cơ thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Thừa cân béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành. So với trẻ em cân nặng bình thường, trẻ béo phì có nguy cơ cao huyết áp gấp 3 lần; nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần; nguy cơ xơ vữa mạch máu gấp 7 lần.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
-Tổng số học sinh: 305 học sinh. Trong đó:
+ Số trẻ thừa cân, béo phì: 20/305 trẻ.
+ Tỉ lệ: 6.56 %.
+ Số trẻ có chiều cao cao hơn bình thường: 1/305 trẻ.
+ Tỉ lệ: 0.33 %.
II. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP:
- Hạn chế tối đa các thực phẩm cung cấp năng lượng rỗng nhưng nghèo chất dinh dưỡng như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn như gà rán, xúc xích...
- Hạn chế thức ăn giàu béo: mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ...
- Giảm bớt thức ăn cung cấp năng lượng từ nhóm bột đường (ví dụ ăn ít cơm, bún, phở, mì... hơn hiện tại).
- Tăng các thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và ít năng lượng như rau, trái cây ít ngọt, củ được chế biến dưới dạng hấp luộc...
- Đảm bảo đủ khẩu phần đạm thiết yếu bằng cách chọn các loại thịt nạc, cá nạc, ưu tiên thịt gà, cá, đậu đỗ,... giúp trẻ phát triển thể chất để hoàn thiện cơ thể.
- Đảm bảo trẻ uống đủ sữa theo độ tuổi, nên chọn sữa dành riêng cho trẻ thừa cân béo phì, ít béo, thấp năng lượng, giàu đạm và các khoáng chất vi lượng (canxi, vitamin D, phosphor, đạm whey, lactose…), giúp trẻ tăng chiều cao tốt.
- Ăn điều độ, đủ bữa, đúng giờ, không ăn vặt, không ăn trễ sau 8 giờ tối.
- Ăn chậm nhai kỹ (mỗi bữa ăn kéo dài ít nhất 20 phút, nhai kỹ trước khi nuốt).
- Giảm lượng thức ăn. Ăn bữa nhỏ giúp dạ dày quen dần với lượng thức ăn ít, lâu ngày sẽ giảm bớt cảm giác hay đói, mau đói.
- Uống nhiều nước (trên 2 lít/ ngày), nên uống nước lọc, sữa hoặc nước trái cây không đường.
Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:
- Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.
- Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.
- Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang...
- Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc...
- Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử...
- Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.
III. HÌNH THỨC:
- Các kế hoạch và biện pháp phòng chống béo phì được lồng ghép vào các bộ môn giảng dạy trẻ trong chương trình cũng như các hoạt động, chuyên đề có liên quan đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
- Luôn nâng cao yêu cầu sáng tạo về nội dung, hình thức ở các bản tin lớp .
- Qua các buổi họp phụ huynh học sinh, các lần tiếp xúc, giáo viên trao đổi lồng ghép vào công tác giáo dục, tuyên truyền sức khỏe dinh dưỡng để phụ huynh hiểu biết thêm.
- Dùng nhiều phương tiện như: bản tin trường,trao đổi tuyên truyền trực tiếp, phát thanh học đường đến phụ huynh học sinh với những nội dung trọng tâm giáo dục ức khỏe cho các cháu.
- Luôn có sự đầu tư vào các hình thức tuyên truyền bằng nhiều thể loại hình hấp dẫn, hài hòa, tạo sự chú ý thu hút người xem.
- Thông tin kịp thời đến phụ huynh bằng những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm tuyên truyền cho phụ huynh có thêm những kiến thức mới.
- Khuyến khích giáo viên tham khảo tài liệu, sách báo, tủ sách chuyên môn về phương pháp chăn sóc để nâng cao vốn hiểu biết, nắm vững kiến thức tuyên truyền nhằm giúp nhà trường xây dựng chương trình và thực hiện phương án phòng chống béo phì được tốt và hiệu quả hơn.