Phương án phòng chống dịch bệnh trong nhà trường năm học 2022-2023
UBND HUYỆN CẦN GIUỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG MG PHƯỚC HẬU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 271/PA-MGPH Phước Hậu, ngày 06 tháng 10 năm 2022
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022 - 2023
Căn cứ hướng dẫn số 2013/HD-PGDĐT, ngày 26/9/2022 của Phòng Giáo dục Đào tạo Cần Giuộc về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2022-2023;
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Để ngăn chặn tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh tay chân miệng và dịch Covid-19 lây lan hiện nay, trường Mẫu giáo Phước Hậu xây dựng phương án phòng, chống các dịch bệnh năm học 2022-2023 tại trường cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
- Không để xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm trong nhà trường.
- Nâng cao kiến thức và thái độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc cha mẹ trẻ về công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm, dịch Covid-19 trong nhà trường.
- Giảm tỷ lệ do mắc các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh và dịch Covid-19, không để dịch lớn xảy ra, góp phần bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Tăng cường phòng, chống các dịch bệnh: cúm theo mùa, bệnh sốt suất huyết, bệnh Tay chân miệng, bệnh tả, bệnh tiêu chảy cấp đặc biệt là dịch Covid-19,….. nha học đường, ngộ độc thực phẩm trong trường học. Đồng thời tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn đến toàn thể CB,GV,CNV, học sinh nắm được kiến thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh tay chân miệng trong trường học để tránh lây lan cho học sinh, thực hiện nghiêm thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn).
- Trường xây dựng kế hoạch triển khai đến toàn thể CB,GV,NV kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm và dịch Covid-19 trong nhà trường.
- Thực hiện các quy định vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, giám sát phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh để cách ly hạn chế mức thấp nhất tỉ lệ trẻ mắc bệnh.
II. Nội dung
1. Trường phối hợp với Trạm y tế xã Phước Hậu xây dựng Kế hoạch phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là phòng chống bệnh sốt xuất huyết và dịch Covid-19 trong năm học 2022-2023
2. Tuyên truyền phòng, chống một số dịch bệnh thường gặp như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, ngộ độc thực phẩm,..
3. Truyền thông cho GV,NV và phụ huynh của trường các biện pháp phòng bệnh vào giờ đưa đón cháu.
4. Phối hợp với ngành y tế tổ chức, hướng dẫn các buổi truyền thông về dịch bệnh truyền nhiễm. Hướng dẫn GV,NV và cha mẹ trẻ về phòng chống bệnh truyền nhiễm tới các thành viên khác trong gia đình và cộng đồng như: bệnh đau mắt đỏ, bệnh tay chân miệng, phòng chống bệnh lạ có liên quan đến đường hô hấp, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não mô cầu, đặc biệt là bệnh do Covid-19 , … ít nhất 1 lần/năm.
5. Tổ chức giáo dục, truyền thông phòng, chống một số dịch bệnh như: bệnh do nhiễm Covid-19, cúm mùa, lao, sởi, bệnh sốt suất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh đau mắt đỏ, bệnh tiêu chảy cấp, bệnh về răng miệng nha học đường, ngộ độc thực phẩm… và các bệnh dịch khác trong trường học.
6. Trường kết hợp với phụ huynh vào các buổi họp, các giờ phụ huynh đưa - đón trẻ, phổ biến cách phòng bệnh do Covid-19 và các bệnh lạ có liên quan đến đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não mô cầu, sởi Rubela…. phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, có biện pháp cách ly để tránh lây lan trong nhà trường cũng như trong gia đình và cộng đồng, đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà trường và tại gia đình.
7. Tuyên truyền trong CB-GV-NV, phụ huynh học sinh việc giữ gìn môi trường, việc thực hiện các qui định về vệ sinh cá nhân, đồng thời vận động mọi người tích cực tham gia việc phòng chống dịch bệnh cho cá nhân và toàn trường thực hiện tốt “rửa tay nhiều lần trong ngày, sàn nhà, đồ chơi đồ dùng thường xuyên tẩy bằng dung dịch Cloramin B, đồ dùng dụng cụ ăn uống được tiệt trùng ở nhiệt độ cao”; thường xuyên theo dõi các triệu chứng bất thường trên trẻ và báo ngay cho ban chỉ đạo, cách ly trẻ và yêu cầu PHHS đến đón cháu về.
III. Các giải pháp thực hiện
- Trường xây dựng kế hoạch, phổ biến kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo.
- Phối hợp với y tế xã Phước Hậu thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh do Covid-19, bệnh đau mắt đỏ như rửa mặt với nước sạch và lau mặt bằng khăn riêng, không dùng chung vật dụng nhất là khăn mặt, mắt kính và các đồ dùng có thể bị nhiễm các chất xuất tiết của bệnh nhân như thau chậu rửa mặt, tô, muỗng… và tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ. Phát hiện sớm bao vây dập tắt dịch ngay khi có ca bệnh đầu tiên, ổ dịch nhỏ, không để bùng phát và lan trên diện rộng.
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường, khi có dịch bệnh phát hiện sớm và báo cho ngành y tế để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan.
- Tăng cường vệ sinh môi trường trong ngoài lớp học, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vệ sinh và toàn trường. Chú ý các bề mặt và vật dụng hay tiếp xúc (tay nắm cửa, mặt bàn…). Mở cửa thông thoáng lớp học, phòng làm việc.
- Tăng cường công tác vệ sinh, khử khuẩn trong lớp học; khử khuẩn đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt và sàn nhà, nơi trẻ sinh hoạt và vui chơi tại các lớp để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua tiếp xúc, trong đó có bệnh nhiễm Covid-19 và bệnh tay chân miệng. Thực hiện vệ sinh lớp học, môi trường, đồ dùng đồ chơi, khử khuẩn ít nhất 1 lần/tuần nhằm đảm bảo trường học luôn sạch sẽ và an toàn.
- Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để xác định và theo dõi những trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh để phát hiện và xử lý kịp thời.
- Liên hệ kịp thời với cha mẹ trẻ đang được cách ly để nắm tình hình bệnh, phối hợp cùng nhà trường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Hướng dẫn cho trẻ, giáo viên, nhân viên trong trường khi mắc bệnh hoặc phát hiện có người trong trường mắc một trong những bệnh có thể lây lan thành dịch phải thông báo y tế trường học biết để nhà trường cùng với Trạm y tế xã Phước Hậu kết hợp với Trung tâm y tế huyện biết để tổ chức xử lý môi trường trong nhà trường kịp thời, tránh lây lan. Đối với bệnh nhân, phải được điều trị cách ly tại nhà hoặc bệnh viện, không được tự ý đi học, tránh lây nhiễm cho người khác. Thông qua trẻ, giúp tuyên truyền gia đình tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tự giác dọn dẹp các vật chứa nước không cần thiết trong nhà và xung quanh nhà.
- Có phương án phản ứng nhanh khi có dịch (đường dây nóng báo cáo về phòng Giáo dục và Đào tạo; Trạm y tế xã Phước Hậu; Trung tâm y tế huyện Cần Giuộc…); báo các cơ quan chức năng có liên quan xử lý, dập tắt ổ dịch kịp thời.
- Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị xà phòng, nước Javel 3% phân phối cho các lớp để giáo viên vệ sinh, sát khuẩn đồ dùng đồ chơi, bàn ghế, nền nhà cho sạch sẽ mỗi ngày.
- Thực hiện điều tra giám sát thường xuyên, kịp thời phát hiện, hàng ngày có sổ cập nhật theo dõi các trường hợp bất thường ở trẻ.
- Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình, khi xảy ra dịch bệnh phải báo cáo về ban chỉ đạo phòng chống dịch.
- Trường sửa chữa, thay mới một số vòi nước để đảm bảo có đủ hệ thống vòi nước sạch cho học sinh vệ sinh hàng ngày.
- Trường trang bị đầy đủ xà phòng, khăn cho học sinh rửa tay trước khi vào lớp, trước và sau khi ăn, sau khi vệ sinh và sau khi rời trường.
- Ban giám hiệu, các Khối trưởng thường xuyên kiểm tra bếp ăn và giờ ăn của các lớp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách rửa tay theo 06 bước bằng xà phòng dưới vòi nước sạch và qua các bài học cũng như qua tổ chức các hoạt động hàng ngày giáo viên thường xuyên lồng ghép giáo dục việc phòng chống bệnh Covid-19, bệnh tay chân miệng cho học sinh trong các chủ đề “Trường MN của bé”,“Bản thân”, “Gia đình” …
- Trường trang bị bồn rửa tay và xà phòng đầy đủ cho trẻ rửa tay, trang bị đủ nước sát khuẩn, nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt cho trẻ hàng ngày
- Có khu vực xử lý chất thải theo qui định.
- Theo dõi sức khoẻ trẻ 3 tháng/lần và thực hiện chấm biểu đồ tăng trưởng theo quy định.
- Khám sức khoẻ trẻ 2 lần trong năm học để phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh.
- Thường xuyên theo dõi trẻ nếu trẻ có biểu hiện như sốt, ho, khó thở, xuất hiện nối phỏng ở bàn tay, bàn chân, miệng phải thông báo cho phụ huynh biết để cách ly và đưa đến cơ sơ khám để cách ly và điều trị kịp thời.
1. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K, thực hiện đúng 6 bước rửa tay theo quy định và rửa nhiều lần bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong, đối với trẻ nhỏ thì giáo viên thường xuyên lau tay trẻ.
- Không dùng chung dụng cụ cá nhân như: khăn mặt, ly, tô, muỗng, gối, bàn chải đánh răng, sau mỗi lần sử dụng phải giặt và khử trùng khăn mặt cho trẻ bằng nước sôi và phơi nắng.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi hoặc uống nước tinh khiết.
- Khu vực nhà bếp và các phòng chức năng, phòng làm việc phải trang bị hệ thống rửa tay, có đầy đủ nước và xà phòng hoặc nước rửa tay khô.
2. Công tác tập huấn:
Trường phối kết hợp với nhân viên phụ trách y tế tổ chức tập huấn cho CB,GV,NV trường về cách phòng chống các bệnh tại trường ở đầu năm học.
3. Các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xãy ra:
- Nhân viên y tế nhà trường kiểm tra và chuẩn bị dụng cụ vệ sinh và các chất tẩy rửa diệt khuẩn như Chloramin B2%, dung dịc sát khuẩn.
- Cho trẻ nghỉ tại nhà không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh đến khi trẻ hết loét miệng và các phỏng nước đối với bệnh tay-chân-miệng và bệnh Thủy đậu. Trẻ nghỉ điều tri bệnh Covid-19 cho đến khi khỏi hẳn theo kết quả của bệnh viện.
- Giáo viên dọn dẹp tổng vệ sinh sạch sẽ lớp học, làm sạch tất cả các thiết bị đồ chơi và đồ dùng cá nhân học sinh.
- Chỉ đạo bộ phận cấp dưỡng, vệ sinh khu vực chế biến, tô, muỗng phải được ngâm tráng nước sôi trước và sau khi sử dụng, phải thực nghiêm đeo khẩu trang đúng cách.
Tuyên truyền dặn dò gia đình bệnh nhân:
- Bệnh nhân phải được cách ly tránh lây nhiễm cho người khác. Khi có các biểu hiện biến chứng đi loạng choạng, ngủ gà, yếu liệt chi, sốt cao, ho, khó thở,… thì phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh kịp thời.
- Bệnh nhân phải đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi và giữ khoảng cách khi nói chuyện. Không để virus lây lan mầm bệnh sang người khác.
- Phân và chất thải bệnh nhân phải được khử trùng bằng Chloramin B.
- Quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân phải được khử trùng, ngâm dung dịch Chloramin B 2%.
- Đối với người chăm sóc bệnh nhân: Hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân, đặc biệt rửa tay sau khi vệ sinh cho trẻ và phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc đến gần trẻ.
- Khi trẻ có triệu chứng nhiễm Covid-19, có các triệu chứng bệnh Tay chân miệng, bệnh sốt suất huyết, bệnh đau mắt đỏ, bệnh tiêu chảy cấp… không cho phép tham gia các hoạt động gặp gỡ đông trẻ khác như đến lớp, đi bơi,…
- Theo dõi các biểu hiện sốt, ho, loét miệng, phỏng nước… đối với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em để kịp thời thông báo cho cơ quan y tế xử lý, điều trị.
Trên đây là phương án phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường, toàn trường nghiêm túc thực hiện năm học 2022-2023./.
Nơi nhận: TRƯỞNG BAN
- TT các bộ phận;
- Lưu.